- Giàn khoan Nam Hải 09 của Trung Quốc
Chẳng có gì khó hiểu khi cho rằng Trung Quốc sắp rút giàn khoan Hải Dương 981 bởi 3 yếu tố sau:
Về mặt kỹ thuật, khi các chân của giàn khoan đã thu lên hết thì đương nhiên, giàn khoan sẽ di chuyển.
Về mặt quân sự, đã xuất hiện 2 tàu rà quét mìn hiện đại quanh giàn khoan. Đây là nguyên tắc hoạt động của lực lượng Hải quân nói chung trước khi di chuyển, tuy nhiên, khi giàn khoan được bảo vệ 24/24 bởi một vành đai nhỏ nhất là 4 hải lý bởi hơn trăm chiếc tàu và thực tế là không có một chiếc tàu chấp pháp của Việt Nam nào tiếp cận được giàn khoan gần hơn 4 hải lý thì khu vực đó sẽ không có quả mìn hải quân (thủy lôi) nào. Nhưng sự xuất hiện của nó, tàu quét mìn, có thể đã có một thách thức nào đó đến an toàn của giàn khoan mà không phải từ lực lượng tàu chấp pháp của Việt Nam, và do vậy hướng di chuyển của tàu rà quét mìn chính là hướng di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981.
Về mặt ngoại giao, sự xuất hiện của giàn khoan Nam Hải 09. Khả năng là giàn khoan này sẽ hạ đặt tại cửa vịnh Bắc Bộ, nơi mà Trung Quốc và Việt Nam thực sự có tranh chấp, nơi mà vùng biển nông có trữ lượng dầu lớn.
Rõ ràng là giàn khoan Hải Dương 981 đã thu được kết quả về chính trị không cao như Trung Quốc tưởng, tuy thế, kết quả không đến nỗi tệ khi Trung Quốc đã ngộ ra bao nhiêu vấn đề về Việt Nam, khu vực…
Có thể nói nhiệm vụ chính trị của giàn khoan Hải Dương 981 đã kết thúc, nhưng nếu chờ đến 15/8 mới rút như tuyên bố thì Trung Quốc sẽ trả giá hơi đắt cho việc duy trì kỹ thuật, hậu cần, bảo vệ…để cho nó tồn tại và ném tiền xuống biển. Giàu có như Mỹ mà cũng phải tính toán thiệt hơn huống chi là Trung Quốc! Chính vì lẽ đó, giàn khoan Nam Hải 09 là lối thoát danh dự cho Hải Dương 981 hung hãn và ngạo mạn rút lui trước thời hạn.
Vậy giàn khoan Hải Dương 981 sẽ rút đi đâu? Chúng di chuyển về phía Nam? Chắc chắn là không, ít nhất trong thời gian này khi mùa bão sắp đến và quả thật Trung Quốc dù có hung hăng, bất chấp đến mấy cũng chưa đến mức liều lĩnh kéo đến Trường Sa khi chưa đủ điều kiện.
Giờ đây, vấn đề khiến chúng ta quan tâm thật sự là giàn khoan Nam Hải 09. Lần này, giàn khoan Nam Hải 09 không chỉ làm nhiệm vụ chính trị đâu mà còn làm nhiệm vụ kinh tế. Họ sẽ khoan thật, khai thác dầu thật và tại nơi có trữ lượng dầu thật chứ không phải như Hải Dương 981.
Do đó Việt Nam phải dự đoán trước là chúng sẽ hạ đặt tại đâu để có cách đối phó. Không chỉ đối phó với việc hạ đặt giàn khoan mà còn đối phó với việc khi họ khoan được dầu, vận chuyển ra sao…Tất nhiên không loại trừ xảy ra đàm phán song phương.
Bất luận dù rút hay không thì Trung Quốc không bao giờ dừng lại trong việc xâm lấn Biển Đông của Việt Nam. Vì thế, bằng mọi biện pháp, tăng cường sức mạnh chính trị, ngoại giao, quân sự, để đối phó với Trung Quốc là không ngừng, không lơ là mất cảnh giác với một ý chí quyết tâm cao nhất.
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc