Nhật báo Ashahi Shimbun của Nhật Bản cho biết Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) không quyết định một mình trong việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981. Các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã quyết định việc này từ hồi đầu năm nay, bất chấp những hậu quả ngoại giao có thể xảy ra.
Giàn khoan bất hợp pháp HD 981 của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao và Thương mại Trung Quốc khá lo lắng. Bộ Ngoại giao đang tìm kiếm xây dựng một môi trường bên ngoài ổn định mà họ cảm thấy là cần thiết để phát triển kinh tế. Họ e ngại quan hệ với các nước ASEAN và Mỹ sẽ suy giảm nếu bắt đầu khoan dầu ở Biển Đông và giữ lập trường thận trọng về vấn đề này. Trong khi đó quân đội, với tham vọng mở rộng lợi ích quốc gia, ủng hộ động thái này.
Phóng viên của tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) đưa tin từ tàu cảnh sát biển Việt Nam hôm 29/5 cho hay: “Khi chúng tôi tiến lại gần các tàu chiến Trung Quốc đang bảo vệ giàn khoan, ít nhất 8 tàu Trung Quốc đã bao vây và chĩa súng máy vào một tàu tuần duyên Việt Nam ở vị trí chỉ cách giàn khoan chỉ 6 km.
Phóng viên này cho biết thêm, ít nhất 100 tàu Trung Quốc đã có mặt trong khu vực trong khi các máy bay Trung Quốc lượn lờ bên trên.
Không chỉ có vậy, các tàu và máy bay của Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi bị ngăn cản hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Hành động ngang ngược nhất của Trung Quốc gần đây nhất là việc Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam gần giàn khoan Hải Dương 981.
Các tàu của Trung Quốc đã nhiều lần đâm các tàu Việt Nam và phun vòi rồng, khiến hàng chục người Việt Nam bị thương.
Từ năm 2008, CNOOC đã chi khoảng 6 tỷ nhân dân tệ (953 triệu USD) để bắt đầu chế tạo thiết bị khoan nước sâu. Giàn khoan được hoàn tất tháng 5/2011. Sau đó, Giàn khoan này đã được triển khai ở mỏ khí Liwan cách bờ biển Hongkong 300km về phía Đông Nam. Dự án này do CNOOC và một công ty Canada thực hiện. Theo một quan chức của công ty Canada thì công việc khoan đã hoàn tất năm ngoái, sản xuất khí đốt bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3.
Khi dự án tại mỏ khí Liwan hoàn thành, CNOOC đã đưa giàn khoan ra vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa để bắt đầu hoạt động đầu tháng 5/2014.
Động thái này là một dấu hiệu khác cho thấy, Bắc Kinh ít chú tâm tới quan điểm quốc tế và tìm cách thúc đẩy nhanh chóng việc kiểm soát hiệu quả Biển Đông trên cơ sở và những lợi ích của riêng họ.
Kể từ năm 2001, khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, những tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng hoạt động ở nước ngoài và họ cũng rất hăm hở để phát triển các tài nguyên nằm trong Biển Đông.
Tuy vậy, Chính quyền khi đó đã “giữ chân” các công ty dầu khí. Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đó vẫn là thời của nguyên tắc ngoại giao “thao quang dưỡng hối” (giấu mình chờ thời). Nhưng, chính quyền hiện nay rõ ràng đã đi theo một đường hướng khác bằng việc theo đuổi mục tiêu biến Trung Quốc thành “cường quốc hàng hải”. Điều này dẫn tới các động thái ngày một gia tăng của nước này ở Biển Đông và Hoa Đông.
Theo chinhphu.vn
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc