Sau một năm trời đằng đẵng đàm phán thương mại Mỹ Trung, cả hai nước dường như đã hết kiên nhẫn, niềm tin đã bị lung lay. Mỹ ra quyết định quyết liệt nhất áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hoá bổ sung của Trung Quốc kể từ ngày 1/9. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump hy vọng, Trung Quốc sẽ bị khuất phục bởi những tác động xấu của thuế quan đối với sự tăng trưởng kinh tế trong nước.
Trung Quốc ra đòn hiểm nghênh chiến với Mỹ
Trước động thái đầy hiếu chiến của Mỹ, Trung Quốc có hành động trả đũa bao gồm yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước tạm ngừng nhập khẩu nông sản Mỹ. Một “ đòn hiểm” được cho là lời “tuyên chiến” của Trung Quốc với Mỹ phát đi vào ngày 5/8, Trung Quốc tuyên bố hạ giá đồng Nhân dân tệ xuống mức thấp kỷ lục lần đầu tiên trong hơn 10 năm, xuống mức dưới 7 NDT đổi 1 USD.
Phản ứng trước hành động này, Mỹ cáo buộc Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Theo các nhà phân tích , đồng Nhân dân tệ chính thức trở thành một vũ khí lợi hại của Trung Quốc trong cuộc thương chiến “bất phân thắng bại” này. Sau quyết định của Trung Quốc, thị trường chứng khoán nhiều nước trên thế giới – thước đo của nền kinh tế - chìm trong sắc đỏ, giá vàng bật tăng.
Trong cuộc thương chiến giữa hai siêu cường kinh tế thế giới , chiến lược của Trung Quốc với Mỹ bất ngờ rẽ sang một hướng khác, từ nhượng bộ chuyển sang trực diện đối đầu. Trung Quốc đã đánh trúng 2 “điểm huyệt” của Mỹ, là chính sách phá giá đồng tiền để hưởng lợi thế thương mại khi giao thương với Mỹ, điều mà Tổng thống Mỹ luôn lên tiếng chỉ trích các quốc gia khi theo đuổi chính sách “đồng đô la mạnh”. Thứ 2 là Mỹ muốn Trung Quốc mua nông sản .
Cuộc chiến tiền tệ Mỹ Trung: Ai sẽ là người bị thiệt hại?
Ông Robin Xing, nhà kinh tế chuyên về Trung Quốc tại ngân hàng Morgan Stanley cho biết, các đòn đáp trả qua lại giữa hai bên sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu. Theo dự báo, nếu Mỹ tăng toàn bộ thuế quan lên 25% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, thì nền kinh tế thế giới có thể bước vào khủng hoảng trong vòng 9 tháng.
Những có lẽ rằng cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ đến sớm hơn khi Trung Quốc đã khơi mào một cuộc chiến tiền tệ toàn cầu.
Chiến tranh tiền tệ Mỹ Trung đang tới gần
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đã dần trở thành cuộc chiến tiền tệ trên phạm vi toàn cầu, một khi “con bài đôminô” đã đổ, sẽ lan truyền sang nhiều lĩnh vực , ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trên thế giới. Theo các chuyên gia kinh tế, nếu cuộc chiến tiền tệ xảy ra, thế giới sẽ hứng chịu nhiều hệ lụy. Chính sách cứng rắn của hai bên đang khiến nền kinh tế thế giới trở nên bất ổn hơn bao giờ hết.
Hạ giá đồng tiền của Trung Quốc không phải là một giải pháp hay, nó được coi là “con dao 2 lưỡi” , khi đồng NDT yếu đi sẽ giúp nền kinh tế Trung Quốc đạt được lợi thế trong giao thương , kích thích xuất khẩu từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn. Tuy nhiên giảm giá đồng tiền cũng khiến người dân gặp khó khăn khi phải chi nhiều tiền hơn để mua hàng hóa, đặc biệt là hàng nhập khẩu sẽ đắt đỏ hơn, doanh nghiệp sẽ gặp khó nhất là những doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng như lương thực, năng lượng, linh kiện….
Ngoài ra việc phá giá đồng tiền còn khiến các nhà đầu tư nước ngoài mất niền tin, rời bỏ thị trường Trung Quốc. … Trung Quốc có khả năng phải đối mặt với nguy cơ giảm phát hoặc lạm phát. Bên cạnh đó việc tăng thuế của Mỹ sẽ giảm xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ, điều này lại gây áp lực đối với hàng hóa các nước khác như Việt Nam. Người ta dự báo sẽ có làn sóng đổ bộ hàng Trung Quốc sang các thị trường ở khu vực châu Á .
Nếu bị xếp vào nhóm quốc gia thao túng tiền tệ, Trung Quốc sẽ chịu thêm nhiều lệnh trừng phạt từ phía Mỹ và các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) và Tổ chức thương mại thế giới ( WTO). Hàng rào thuế quan cho hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào châu Âu, Mỹ sẽ được dựng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn. Chiến tranh tiền tệ không chỉ mang đến tổn thương cho nền kinh tế của cả 2 nước, mà chắc chắn sẽ lan ra toàn thế giới, đây là cuộc chiến kẻ thua sẽ nhiều hơn người thắng ….