Trung Quốc hung hăng bất chấp thiện chí của Việt Nam

06-06-2014 11:54 | Quốc tế

SKĐS - Chiều 5/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo quốc tế lần thứ 4 về những căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông

Chiều 5/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo quốc tế lần thứ 4 thông báo tình hình diễn biến trên Biển Đông sau hơn 1 tháng Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

 

Tính đến ngày 5.6, 24 tàu Việt Nam bị thiệt hại

Tham gia buổi họp báo gồm: ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư; ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm ủy ban biên giới quốc gia; ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; ông Lê Hải Bình, Quyền Vụ trưởng Vụ thông tin báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Ngay đầu cuộc họp báo, ông Lê Hải Bình đã điểm lại những hành động trái phép của Trung Quốc trong thời gian qua tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo đó những hành vi của Trung Quốc đã đe dọa đến hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực, đi ngược lại với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, bất chấp các qui định khác của luật pháp quốc tế, bỏ qua tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông và đồng thời cũng bỏ qua các kiến nghị chính đáng của cộng đồng quốc tế. Về phương thức hoạt động, Trung Quốc tổ chức thành các vòng bảo vệ. Vòng 1 trong khoảng cách từ 1-3 hải lý. Vòng 2 trong vòng 5-7 hải lý. Vòng 3 gồm tàu chiến và tàu cá công suất lớn.

Phó Chủ nhiệm ủy ban biên giới quốc gia, ông Trần Duy Hải cho biết, trong hơn 1 tháng qua kể từ khi Trung Quốc đặt hạ trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, phía Việt Nam đã nỗ lực đối thoại dưới nhiều hình thức để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và toàn bộ tàu hộ tống ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam.

Thế nhưng, bất chấp những nỗ lực và thiện chí của Việt Nam, phía Trung Quốc vẫn có những hành động hung hăng, leo thang căng thẳng, đổ lỗi cho Việt Nam, di chuyển giàn khoan đến vị trí mới nằm sâu 60 hải lý trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Phía Trung Quốc cũng gia tăng các tàu hộ tống các loại, có lúc lên đến 140 tàu, bao gồm tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu săn ngầm, máy bay chiến đấu. Các tàu của Trung Quốc có hành vi hung hăng, chủ động tấn công, cố tình đâm va vào tàu chấp pháp dân sự của Việt Nam, khiến nhiều cán bộ kiểm ngư bị thương, làm hư hỏng thiết bị. Trung Quốc liên tục vu cáo Việt Nam trên thực địa và có hành vi leo thang mới. Trung Quốc cũng tăng tàu hộ tống các loại, cao điểm có 140 tàu và điều nhiều máy bay chiến đấu. Các tàu Trung Quốc có hành vi hung hăng, đâm va, phun vòi rồng vào tàu chấp pháp và dân sự của Việt Nam, làm bị thương và gây hư hỏng nhiều tàu.Trung Quốc chia các tàu bảo vệ thành các nhóm, thường xuyên bám sát tàu cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam. Khi tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 thì lập tức tiến hành bao vây, chủ động sử dụng các tàu có khả năng cơ động cao đâm thẳng vào tàu Việt Nam.Về tổng thiệt hại phía Việt Nam, đã có 24 tàu thực thi pháp luật, trong đó có 19 tàu kiểm ngư và 5 tàu cảnh sát biển bị thiệt hại. Đáng chú ý, ngày 1/6, tàu Trung Quốc tiến hành đâm thẳng vào tàu 2016 của cảnh sát biển Việt Nam làm tàu này thủng 4 lỗ ở mạn phải, cực kỳ nguy hiểm, sâu chút nữa có thể chìm tàu.

Những thắc mắc của các hãng thông tấn nước ngoài được giải đáp

Trả lời hãng thông tấn AP hỏi rằng xem video, chắc hẳn nhiều người VN phẫn nộ. Tại sao Chính phủ VN không cho người dân biểu tình trước cửa sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội? Ông Hải Bình khẳng định :”Tôi nhất trí khi xem video, người dân VN sẽ phẫn nộ. Và tôi tin người dân thế giới, những người ủng hộ luật pháp quốc tế cũng sẽ phẫn nộ. Chúng tôi đang kiên trì biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng. Còn thông tin tại sao Chính phủ không cho người dân biểu tình. Xin khẳng định thông tin đó không có cơ sở. Người dân VN có quyền biểu thị yêu nước theo quy định của pháp luật.

Còn hãng DPA hỏi về quyền biểu tình của người dân VN. Rằng phóng viên đã chứng kiến một số người đến trước cửa sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội biểu tình thì cảnh sát đã ngăn cản. Cảnh sát cũng nói với phóng viên DPA đây là hành động bất hợp pháp, yêu cầu phải rời đi vì lý do an ninh. Vậy quyền biểu tình theo pháp luật VN là như thế nào? Ông Hải Bình cho biết Đảng khẳng định Nhà nước VN luôn trân trọng sự biểu thị lòng yêu nước của người dân VN. Như mọi quốc gia, mọi hình thức biểu thị lòng yêu nước cũng phải đúng theo quy định của pháp luật. Các cuộc biểu tình cũng phải theo thủ tục như đăng ký thời gian, địa điểm, ngày giờ, nội dung. Về biểu tình VN đã có quy định như vậy.

Trả lời hãng tin Kyodo (Nhật Bản) rằng nhóm G7 vừa có tuyên bố phản đối đòi chủ quyền bằng vũ lực. Xin cho biết phản ứng của VN? Ông Lê Hải Bình hoan nghênh nhóm G7 vừa ra tuyên bố bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình biển Đông và biển Hoa Đông, phản đối hành vi đe dọa, sử dụng vũ lực… Chúng tôi tiếp tục mong muốn các quốc gia, các tổ chức tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn để thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế…

Người phát ngôn Hải Bình cho biết, Bộ Ngoại giao đã 3 lần gửi công hàm yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu khỏi vùng biển Việt Nam để tiến hành đàm phán, xác định tính pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng Trung Quốc vẫn lảng tránh. Các hành động của Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm tình hình, gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, gây bất bình trong dư luận Việt Nam.

 

Ông David Koh, nhà tư vấn độc lập người Singapore từng nghiên cứu về Việt Nam trong 20 năm qua, cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép tại Biển Đông rõ ràng thể hiện “ý muốn sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế.”Trong một bài viết cho chuyên mục “Các vấn đề Đông Nam Á” của nhật báo The Straits Times ra ngày 5/6, ông David nhấn mạnh việc sử dụng lực lượng bán quân sự tại khu vực này tạo ra “thách thức rất nghiêm trọng đối với những nguyên tắc cơ bản về hòa bình ở khu vực trong vài thập kỷ qua.”Theo ông, trong hai thập kỷ qua "Trung Quốc chỉ nói suông về ý tưởng của một bộ quy tắc ứng xử, trong khi lại tiến hành hiện đại hóa quân sự và củng cố tuyên bố chủ quyền của mình". Do đó, các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần có phản ứng tập thể.Nhà nghiên cứu của Singapore David Koh khẳng định hiện là lúc để ASEAN đánh giá lại mối đe dọa của Trung Quốc ở mức nào đối với trật tự khu vực mà ASEAN đã xây dựng và điều hành một cách cẩn trọng trong suốt bốn thập kỷ qua.

Vũ Quỳnh

 

Giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
Xung quanh việc TQ hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam
(cập nhật liên tục)
Diễn biến

Ý kiến của bạn