Hà Nội

Trung Quốc hợp tác với CDC và các đối tác nghiên cứu sản xuất vaccin H7N9

22-04-2013 23:46 | Quốc tế
google news

Theo Ủy ban Quốc gia sức khỏe và gia đình Trung Quốc, tính đến ngày 21/4, Trung Quốc đã có 20 người thiệt mạng, 102 người nhiễm virut cúm A/H7N9 (H7N9).

Theo Ủy ban Quốc gia sức khỏe và gia đình Trung Quốc, tính đến ngày 21/4, Trung Quốc đã có 20 người thiệt mạng, 102 người nhiễm virut cúm A/H7N9 (H7N9). Trong số những người bị nhiễm, có 70 người vẫn đang nằm điều trị trong bệnh viện, còn 12 người đã được xuất viện. 6 ca nhiễm mới gồm 5 người tại tỉnh Chiết Giang và 1 người ở Thượng Hải. “Cho đến khi nào cách thức lây bệnh còn chưa được xác định, thì sẽ còn có thêm người nhiễm H7N9 tại Trung Quốc”, WHO thông báo.

Trung Quốc hợp tác với CDC và các đối tác nghiên cứu sản xuất vaccin H7N9 1
 3 bệnh nhân nhiễm H7N9 vừa được xuất viện ngày 21/4 tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Trả lời báo Sức khỏe&Đời sống, đại diện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam cho biết, vaccin H7N9 hiện chưa có. Tuy nhiên, virut này đã được phân lập và xác định từ những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Bước đầu tiên trong việc phát triển một loại vaccin là lựa chọn những ứng viên virut mà từ đó có thể sản xuất ra vaccin. Các chuyên gia Trung Quốc đã hợp tác với các đối tác trong đó có CDC, sẽ tiếp tục định dạng virut gây bệnh cúm H7N9 để lựa chọn loại có thể đưa vào sản xuất vaccin. Sau đó sẽ được sản xuất hàng loạt. Để sản xuất ra một loại vaccin có thể phải mất nửa năm hoặc hơn. Thời gian này chúng ta cần tập trung để phòng chống loại virut này.

Sau hơn 3 tuần phát hiện chủng cúm gia cầm mới H7N9 trên người, đến nay sự lây nhiễm của virut cúm này vẫn là điều bí ẩn. Giới chức y tế Trung Quốc vẫn chưa thể xác định được cách thức virut cúm lây nhiễm cho con người, khi có nhiều người bệnh không tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, song cũng chưa có những bằng chứng cho thấy virut có thể lây nhiễm từ người sang người. Chính bí ẩn này đang gây khó khăn cho nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong kiểm soát sự lây lan của dịch cúm. Phần lớn trường hợp nhiễm cúm H7N9 đến từ các khu vực miền Đông Trung Quốc. Nhà chức trách Trung Quốc đang tiếp tục tiêu hủy hàng nghìn con gia cầm và đóng cửa các khu chợ gia cầm sống để ngăn chặn khả năng virut H7N9 lây nhiễm sang người. Theo Tân Hoa xã, người chăn nuôi gia cầm Trung Quốc trong 3 tuần qua phải chịu thiệt hại tới 10 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,6 tỷ USD) do dịch cúm H7N9.

Reuters dẫn lời ông Phùng Tử Kiên - Giám đốc Trung tâm y tế khẩn cấp thuộc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh Trung Quốc phát biểu trong một thông cáo của Ủy ban Quốc gia sức khỏe và gia đình Trung Quốc cho biết, các cơ quan y tế nước này đang đặc biệt lưu ý tới các trường hợp bị nhiễm bệnh trong cùng một gia đình. Ông nói: “Chúng tôi vẫn đang phân tích kỹ lưỡng, tìm hiểu đâu là những khả năng truyền bệnh chính, liệu có phải trước tiên virut truyền từ gia cầm sang người, rồi sau đó từ người sang người; những người bệnh này có tiếp xúc với các sản phẩm nhiễm virut hay không”. Các chuyên gia đặc biệt lưu ý đến hai gia đình trong đó có một gia đình ở Thượng Hải gồm người bố và hai con trai bị tử vong vì nhiễm virut. Điều người ta vẫn lo ngại nhất là virut có thể truyền từ người sang người. Nếu khả năng này xảy ra thì bệnh rất dễ bùng phát thành đại dịch. Theo ông Phùng, các cố gắng nhằm xác định chính xác bản chất của virut H7N9 đôi khi vẫn gặp trở ngại vì thiếu thông tin xác thực về các nạn nhân như họ có thực sự đã tiếp xúc với gia cầm hay không. Phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới Gregory Hartl, dựa trên thống kê của một nhà khoa học có tiếng ở Trung Quốc cho biết, phần lớn trường hợp nhiễm cúm H7N9 trước đó không hề tiếp xúc với gia cầm. Nhật báo chính thức China Daily cũng dẫn một nguồn tin khuyết danh cho biết, một nhóm chuyên gia quốc tế của WHO gồm 15 người làm việc với các giới chức hữu quan Trung Quốc. Sau đó các chuyên gia sẽ tới trực tiếp vùng đang có bệnh để nghiên cứu tình hình.               
 
BQT

Ý kiến của bạn