Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng hoảng tài chính

11-07-2013 14:09 | Quốc tế
google news

Nguy cơ Trung Quốc phải đương đầu với khủng hoảng tài chính và ngân hàng đang cận kề. Những tuyên bố áp dụng một “chính sách tiền tệ thận trọng” của chính quyền Bắc Kinh khiến thị trường tài chính và ngân hàng Trung Quốc hoảng loạn.

Nguy cơ Trung Quốc phải đương đầu với khủng hoảng tài chính và ngân hàng đang cận kề. Những tuyên bố áp dụng một “chính sách tiền tệ thận trọng” của chính quyền Bắc Kinh khiến thị trường tài chính và ngân hàng Trung Quốc hoảng loạn.

Trước đó, vào đầu tháng 6/2013, Everbright - ngân hàng lớn thứ 11 trên toàn quốc tuyên bố mất khả năng thanh toán khoản nợ đáo hạn gần 1 tỷ đô-la. Đầu tháng 6/2013, Ngân hàng Everbright của Trung Quốc bị phá sản vì không thanh toán nổi một khoản nợ đáo hạn trị giá tương đương với 980 triệu đô-la. Các thị trường quốc tế đều rung động vì vụ nỡ nợ. Đây là ngân hàng đầu tư đứng hạng 11 của Trung Quốc về ngạch số tài trợ và là vệ tinh của Tập đoàn Đại Quang, cơ sở quốc doanh thuộc hệ thống Hối Kim Trung ương, Central Huijin, là chi nhánh của Công ty đầu tư Trung Quốc CIC, tập đoàn tài chính do Hội đồng Chính phủ Trung Quốc quản lý qua Bộ Tài chính. Như vậy, ta thấy ra cả chuỗi doanh nghiệp nhà nước lồng vào nhau và Tập đoàn Hối Kim xưa nay từng có nhiều nghiệp vụ lỗ lãi vì làm ăn bất cẩn. Lần này, chủ nợ của khoản tiền gần 1 tỷ đô-la bị thiếu là Industrial Bank Co bị vạ lây. Nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra mà bên ngoài chưa thấy hết. Vụ việc này châm ngòi cho các tin đồn chính quyền siết lại chính sách tiền tệ và Trung Quốc có nguy cơ bị thiếu hụt tiền mặt. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc khẳng định, khối lượng tiền mặt của hệ thống ngân hàng nước này vẫn ở mức “hợp lý”. Trung Quốc không bị thiếu tiền mặt hay thiếu tín dụng. Vấn đề chỉ là các khoản tín dụng không được sử dụng đúng chỗ mà thôi. Nhưng sau đó thì cũng định chế tài chính Trung ương này đã khẳng định là “sẵn sàng can thiệp trong trường hợp cần thiết” tức là nếu như thị trường tài chính Trung Quốc bị khan hiếm tiền mặt. Động thái này nhằm trấn an các nhà đầu tư. Theo một số các nhà phân tích, những thông tin trái ngược nhau của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh còn đang lúng túng vì một bài toán nan giải: nên kiểm soát các luồng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp, tránh để thổi phồng thêm quả bóng đầu cơ (tài chính và địa ốc), hay là nên bảo vệ các định chế tài chính của Nhà nước, tránh để ngành ngân hàng bị sụp đổ khi kinh tế đang có dấu hiệu bị chựng lại. Nhiều chuyên gia cho rằng, Ban lãnh đạo mới của Bắc Kinh tuy ý thức được về những hậu quả tai hại nếu cứ để cho quả bóng đầu cơ phình to thêm.

Nhưng có lẽ thực chất của vấn đề đối với Trung Quốc là mô hình phát triển của nền kinh tế thứ nhì trên thế giới này đang cho thấy những giới hạn của nó. Vào lúc các vòi tín dụng còn đang mở thì đã có tới 97% trên tổng số 42 triệu doanh nghiệp nhỏ phải đi vay chợ đen với lãi suất “cắt cổ” hơn 10% hàng tháng. Do vậy, nhiều nhà quan sát cho rằng những tuyên bố “thắt chặt chính sách tiền tệ” của Bắc Kinh với mục đích “lành mạnh hóa” các hoạt động của ngành tài chính, ngân hàng sẽ chỉ là những tuyên bố suông. Trong khi đó, cốt lõi của vấn đề là các hoạt động tài chính “không chính thức” tại Trung Quốc đã chiếm trọng lượng quá lớn: theo thẩm định của Ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase, các khoản cho vay “chợ đen” hiện tương đương với 69% GDP của Trung Quốc. Khi kinh tế không còn tăng trưởng với tốc độ thần kỳ từ 8 - 10%, các “con nợ” sẽ phải xoay sở thế nào để trả lãi suất trên 10% hàng tháng?

Trung Quốc đối mặt nguy cơ khủng hoảng tài chính 1Everbright, ngân hàng lớn thứ 11 Trung Quốc mất khả năng thanh toán.

Đào thêm một nấc trong căn hầm tối thì lồng trong vụ Đại Quang vỡ nợ, hệ thống ngân hàng Trung Quốc lại thiếu thanh khoản, vay nhau không được khiến lãi suất tăng vọt và cổ phiếu Thượng Hải mất giá nặng nề. Biến cố ấy manh nha từ cuối tháng 5, nhưng khi ngân hàng khát vốn kêu cứu Nhà nước thì ngày 18/6/2013, Quốc vụ viện của Bắc Kinh khẳng định rằng, cơ bản thì kinh tế vẫn ổn định, Nhà nước quyết tâm cải cách theo quy luật thị trường dù điều ấy có thể làm giảm đà tăng trưởng. Và họ nhất quyết duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, tức là không bơm tiền cấp cứu ngân hàng như đã từng làm trước đây.

Nhìn lại kinh nghiệm quốc tế thì ta có thể suy ra Trung Quốc sẽ trải qua một thời đen tối khi phải trả nợ, bị mất nợ và cần cải cách từ cơ chế đến chính sách. Nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ, có bị động loạn hay chăng thì chưa ai biết được, nhưng nếu họ cải cách thành công thì đà tăng trưởng của 5 năm tới không thể là 9-10% một năm như trong 20 năm trước hoặc 7,5% như họ trù tính cho năm nay. Thực tế thì sẽ chỉ là từ 4 - 5% mà thôi.

(Theo Bloomberg, Financial Times)

Hương Linh



Ý kiến của bạn