3 tàu hải giám Trung Quốc đã tiến sâu vào vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nơi chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý, để phá hoại thiết bị của tàu thăm dò Bình Minh 02.
![]() |
Bất chấp sự vi phạm lãnh hải và việc phá hoại nghiêm trọng này, phía Trung Quốc cho đến ngày 28.5 vẫn lên tiếng ngụy biện cho hành động của mình. Việt Nam khẳng định, trong khi Việt Nam tiến hành các hoạt động thăm dò một cách hợp pháp trên vùng biển hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực “do Trung Quốc quản lý”, thì Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp.
Một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày nghỉ chủ nhật (29.5) để Bộ Ngoại giao, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) lên tiếng với báo chí trong và ngoài nước về việc tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam. Bà Nguyễn Phương Nga – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Đỗ Văn Hậu – Phó Tổng giám đốc PVN, ông Nguyễn Duy Chiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao, đã trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên về sự kiện này.
![]() Đoạn cáp của tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc phá hoại. |
Đánh lạc hướng
- Hôm qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Việt Nam tiến hành thăm dò dầu khí là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Xin cho biết phản ứng của Việt Nam về tuyên bố này?
- Bà Nguyễn Phương Nga: Chúng tôi bác bỏ phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28.5.2011 về vấn đề này. Cần làm rõ một số điểm như sau:
Thứ nhất, khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Luật Biển của LHQ 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực “do Trung Quốc quản lý”. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp.
Thứ hai, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.
![]() Tàu hải giám số hiệu 84 của Trung Quốc. |
- Chúng tôi mong rằng Trung Quốc sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn, thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc.
- Không chỉ va chạm với Việt Nam, Trung Quốc còn có tranh chấp trên biển với Philippines. Vậy đây có phải là hành động biến biển Đông thành ao nhà riêng của Trung Quốc theo yêu sách đường 9 đoạn hay không?
![]() Tàu Bình Minh 02 của Việt Nam. Ảnh: TTXVN |
- Đề nghị nói rõ Trung Quốc đã đe dọa sử dụng vũ lực thế nào. Hai bên có liên lạc trực tiếp hay không? Xung đột giữa các tàu PVN và tàu Trung Quốc có xu hướng tăng hay giảm?
- Ông Đỗ Văn Hậu: Trong khi tàu Trung Quốc tiến lại gần và tất cả những cảnh báo, mọi cố gắng liên lạc của tàu Việt Nam đến Trung Quốc đều không được đáp lại. Tuy nhiên sau khi cắt cáp thì tàu Trung Quốc đã lên tiếng và cho rằng tàu Việt Nam vi phạm lãnh hải của Trung Quốc và yêu cầu tàu Việt Nam rời khỏi khu vực. Những người trên tàu Bình Minh còn nghe rõ đó là giọng phụ nữ.
- Thiệt hại của PVN trong vụ việc này cụ thể như thế nào, không chỉ các thiệt hại vật chất mà còn cả những ảnh hưởng khác? Mức bồi thường mà Việt Nam đòi phía Trung Quốc và dự kiến Trung Quốc sẽ bồi thường khoảng bao nhiêu?
- Có hai dạng thiệt hại mà các tàu Trung Quốc đã gây ra: Làm hỏng phương tiện thiết bị khảo sát địa chấn, hỏng hệ thống thu tín hiệu địa chấn của tàu Bình Minh. Quan trọng hơn là dừng hai ngày để loại thiết bị đã hỏng, thay thế thiết bị mới và sau đây sẽ phải dành nhiều thời gian sửa chữa thiết bị bị hỏng. Chúng tôi đang đánh giá mức độ thiệt hại và sẽ có báo cáo chi tiết.
Ba tàu hải giám của Trung Quốc ngang nhiên vi phạm lãnh hải Việt Nam. Ảnh: TTXVN |
- Hoạt động dầu khí của Việt Nam trải dài trên thềm lục địa từ vịnh Bắc Bộ đến mũi Cà Mau, số lần va chạm với Trung Quốc chủ yếu nằm ở một số khu vực gọi là nhạy cảm. Các hoạt động gồm khảo sát địa chấn, khảo sát công trình, khoan thăm dò. Trung Quốc cản trở bằng cách cho tàu vào gần, bay khảo sát ở gần để quấy nhiễu và đã có lần họ cắt cáp. Tất cả những lần này các cơ quan chính quyền của Việt Nam đều đưa ra phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc.
´ Kế hoạch tăng cường tuần tra trên biển của Việt Nam sau vụ việc này như thế nào? Hải quân Việt Nam làm gì để tăng cường sức mạnh của mình đối phó với chiến lược biển Đông của Trung Quốc?
Trung Quốc có chủ ý phá hoại thiết bị của Việt Nam Với độ sâu của cáp ở 30m, không có thiết bị đặc biệt thì không thể cắt được. Tôi khẳng định việc này có chủ ý và chuẩn bị sẵn của Trung Quốc. Trong khi tàu Bình Minh tìm cách thu thiết bị, 3 tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục uy hiếp, cảnh báo nếu không rời nhanh họ sẽ sử dụng các biện pháp bạo lực. Tôi cũng khẳng định một lần nữa, khu vực khảo sát nằm rất sâu trong thềm lục địa Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. PVN đã từng thực hiện khảo sát trong khu vực nhiều lần. Đây là lần nghiêm trọng nhất các tàu hải giám Trung Quốc chạy vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam không có cảnh báo, không nghe cảnh báo, cố tình phá hoại thiết bị, gây cản trở hoạt động của PVN. Trong quá trình bị cản trở, thuyền trưởng tàu Bình Minh đã nhiều lần khẳng định với tàu Trung Quốc đây là vùng lãnh hải của Việt Nam và chúng tôi đang làm việc làm bình thường của PVN. Hiện nay tàu vẫn đang tiếp tục tiến hành khảo sát bình thường. (Ông Đỗ Văn Hậu – PVN) |