Ông Vương Khâm Lương 60 tuổi ngồi bên vợ Đặng Thái Phượng trong sân lát gạch thô gần ngã ba đường làng cách không xa dãy núi Tần Lĩnh. Những ngày mưa tầm tã, trời u tịch và lạnh lẽo, đôi vợ chồng gia thường nhìn chằm chằm ra sân ngập nước và từng tán lá cây ướt sũng vì mưa phùn trong khi nhớ lại chuyện xưa mà quặn thắt tâm can. Cặp đôi lão niên sống đời bằng nghề nông ở làng Nam Quan, tỉnh Thiểm Tây. Tuy nhiên, bây giờ, họ phải làm ít hơn, đồng nghĩa với bị đói giáp hạt thường xuyên, vì mắc bệnh xơ gan.
Tháng 9 qua, bà Đặng được đưa đến bệnh viên sau khi bắt đầu thổ ra máu, nhưng bà cứ khư khư đòi về nhà, sau khi nằm ở trạm y tế xã chưa đầy 2 tuần, vì lo lắng chi phí điều trị lên đến hàng chục ngàn Nhân dân tệ (NDT), một khoản tiền quá lớn đối với gia đình nghèo. Đã hơn 1 lần, bà Đặng ho ra máu. Lo lắng người thân sẽ không còn sống bao lâu, gia đình đau buồn xây sẵn một ngôi mộ mà không cho bệnh nhân biết khi bà được đưa vào bệnh viên vào tháng 3 năm nay. “Chi phí khám và thuốc men đã ngốn hết tiền tiết kiệm của gia đình. Chúng tôi không muốn con cháu phải trả tiền điều trị cho vợ chồng chúng tôi nữa. Do đó, vợ chồng già này sẽ sống chung với bệnh tật”, ông Vương rơm rơm nước mắt, buồn bã nói.
Ông Vương Khâm Lương và vợ Đặng Thái Phượng
Cách nhà ông bà Vương vài km, một ngôi mộ mới vừa xây xong, nằm lọt thỏm trong những ngôi mộ khác trên đồi cao, không khí bao tang tóc bao chùm cả ngôi làng nghèo xơ xác bị ảnh hưởng vì viêm gan C khiến cả một thế hệ nông dân phải chết sớm. “Tôi vẫn còn nhớ như in, ngày đó khi mọi người trong làng đổ xô đi đến chỗ mua máu, cười nói vui vẻ, thời khắc đó là một cơ hội hiếm hoi để chúng tôi thấy thế giới bên ngoài làng”, bà Đặng ngậm ngùi kể.
Trước khi thường xuyên đến trung tâm truyền máu, ông Vương và bà Đặng rất sung sức, khỏe mạnh. Họ hạnh phúc khi kiếm tiền nhanh chóng 36 NDT/lần bán máu với dung tích 30ml. Ngoài tiền “bồi dưỡng”, người dân còn nhận được quà, chẳng hạn, bánh mỳ, chăn, màn và mền, công việc của họ khá đơn giản, chỉ cần vén tay áo lên. Phần thưởng dễ dàng dụ dỗ những nông dân nghèo trong nhiều lần bán máu mà không hề biết cân nhắc về vệ sinh dịch tễ và an toàn.
Tin sét đánh ngang tai, khiến bà Đặng gục ngã vào năm 1990, khi đó người nông dân này đến Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc để tiếp tục bán máu, báo cáo sức khỏe cho biết bà bị viêm gàn C, một căn bệnh “tử hình” mà nhiều người dân ở làng Nam Quan đều mắc phải. Sau đó, doanh nghiệp kinh doanh máu đã “lặn” không “sủi tăm”.
Người bị nhiễm viêm gan C chủ yếu bị lây lan qua con đường tình dục (Ảnh minh họa)
Hoạt động bán máu tự phát đã không giảm cho đến những năm 1990, khi đó có một số lượng nông dân được chẩn đoán nhiễm viêm gan C. “Trước thập niên 1990, các trạm truyền máu chỉ có thể xét nghiệm virus, chẳng hạn HIV, viêm gan B, và thiếu công nghệ y tế xác minh viêm gan C”. ông Vương Điền Tuấn, giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch (CDCP) quận Thương Lương, TP Thương Lạc, tỉnh Thiểm Tây cho biết. Nghiên cứu được CDCP tiến hành ở làng Nam Quan cho thấy có 40/47 người được khảo sát thừa nhận từng bán máu, độ tuổi từ 43-72 đều mắc viêm gan C. Nhiễm trùng có thể đến từ kim tiêm từng sử dụng để rút máu. Và tiêm haemopretein cũng có có khả năng lây lan bệnh.
Ông Hoàng Đào Thuấn, Phó giám đốc Phòng Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình quận Thượng Châu cho biết được khuyến khích điều trị thích hợp và chi phí y tế sẽ giảm tối đa tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình.
Lây bệnh qua truyền máu, chứ không phải truyền từ mẹ sang con và quan hệ tình dục là nguyên nhân chính làm lây lan viêm gan C, bệnh này có triệu chứng sốt kèm theo rối loạn chức năng tiêu hóa. Viêm gan C có khả năng chữa khỏi cao ngay giai đoạn đầu thông qua sử dụng ribavrin và Interferon, bác sĩ Trần Vân Vĩ, hiện công tác tại CDCP chia sẻ. Ông khuyên mọi người không nên quá lo lắng về bệnh tật.