Hà Nội

Trưa 24/9: TP HCM rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi vaccine AstraZeneca xuống 6 tuần; Quảng Bình, Phú Yên thêm ca mắc COVID-19

24-09-2021 14:08 | Y tế

SKĐS - Sáng 24/9, TP HCM chính thức rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi vaccine AstraZeneca xuống 6 tuần; Đến nay, đã có khoảng 50,2 triệu liều vacine COVID-19 phân bổ; Quảng Bình, Phú Yên ghi nhận thêm các ca mắc COVID-19.

Việt Nam đã phân bổ hơn 50,2 triệu liều vaccine COVID-19

Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, đến trưa ngày 24/9 cả nước đã thực hiện tiêm được gần 36,9 triệu liều vaccine COVID-19

Đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ 47 đợt vaccine, trong đó, ngày 19/9 là đợt phân bổ nhiều nhất với 8 triệu liều vaccine trong 1 đợt. Đến ngày 23/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết khoảng 50,2 triệu liều vaccine được phân bổ cho các địa phương.

Trong 2 ngày 22-23/9, có một số lô vaccine COVID-19 đã với tổng số hơn 1 triệu liều đã về Việt Nam.

Trưa 24/9: TP HCM rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi vaccine AstraZeneca xuống 6 tuần; Quảng Bình, Phú Yên thêm ca mắc COVID-19  - Ảnh 1.

TP HCM chính thức rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi vaccine AstraZeneca xuống 6 tuần

TP HCM chính thức rút ngắn thời gian tiêm giữa 2 mũi vaccine AstraZeneca xuống 6 tuần

Sáng 24/9, Văn phòng UBND TP HCM có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức, thống nhất đề xuất của Sở Y tế TP.HCM tại công văn số 6791 về việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca.

Theo công văn 6791 của Sở Y tế TP HCM gửi UBND TP, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ bao phủ vaccine mũi 2 cho người dân, Sở Y tế đã đề xuất UBND TP HCM áp dụng đối với người tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca thì khoảng cách tiêm mũi 2 (bằng vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer) tối thiểu là 6 tuần.

Hiện nay, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vaccine này, mũi 2 nên được tiêm vào khoảng 4-12 tuần sau mũi 1.

Khi được đồng ý từ UBND TP, Sở Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị tiêm vaccine mũi 2 bằng vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca phải thông tin đầy đủ, giải thích rõ ràng hiệu lực bảo vệ theo các thời điểm tiêm mũi 2, tính an toàn về khoảng cách tiêm mũi 2 để người dân biết và đồng thuận tham gia.

Bộ Y tế trả lời về đề xuất rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 vaccine AstraZeneca với người đã tiêm mũi 1Bộ Y tế trả lời về đề xuất rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 vaccine AstraZeneca với người đã tiêm mũi 1

SKĐS - Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất, của Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực của việc bảo vệ khi tiêm mũi 2 và tham mưu cho UBND về thời gian tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca.

Sở Y tế TP HCM cũng vừa ban hành công văn khẩn về việc triển khai công tác xét nghiệm giám sát thường xuyên theo từng trường hợp.

Theo đó, toàn bộ học sinh, giáo viên, cán bộ - công nhân viên tại trường học, nhân viên y tế và bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện và toàn bộ cán bộ - công nhân viên tại các đơn vị thường xuyên lưu trú đông người như: doanh trại quân đội, công an, trại giam… sẽ được thực hiện lấy mẫu bằng phương pháp Realtime PT-PCR mẫu gộp với tần suất 7 ngày/lần.

Tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện lợi: Lấy mẫu toàn bộ nhân viên, tiểu thương bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể) với tần suất 3 ngày/lần. Đối với tài xế, phụ xe hàng: Thực hiện phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu gộp cho toàn bộ người theo xe mỗi ngày.

Tại sân bay, bến xe, bến tàu, ga, đường sắt: Test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể) cho nhân viên, người phục vụ với tần suất 3 ngày/lần.

Tại bệnh viện: Bệnh nhân đến khám lần đầu sẽ được thực hiện 1 lần xét nghiệm trước khi vào khám bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu đơn.

Các lực lượng thường trực tại các chốt giao thông, lực lượng shipper giao hàng: Thực hiện test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể) từ 1 đến 3 ngày/lần tùy theo đặc điểm dịch tễ khu vực.

Khối cơ quan hành chính sự nghiệp, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất - kinh doanh: Lấy mẫu toàn bộ công nhân viên bằng bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu gộp (nếu có thể).

Phú Yên: Ghi nhận thêm 2 ca COVID-19

Theo Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Yên, từ 19 giờ ngày 23/9 đến 8 giờ ngày 24/9, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2 ca mắc COVID-19, trong đó ở huyện Tuy An có 1 ca (là F1), huyện Đồng Xuân có 1 ca (về từ Bình Dương theo kế hoạch đón công dân ngày 19/9).

Tính từ ngày 23/6 đến nay, Phú Yên đã ghi nhận 2.995 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó TP Tuy Hòa 1.614 ca, huyện Phú Hòa 525 ca, TX Đông Hòa 169 ca, huyện Tây Hòa 110 ca, huyện Tuy An 291 ca, TX Sông Cầu 66 ca, huyện Đồng Xuân 98 ca, huyện Sơn Hòa 80 ca, huyện Sông Hinh 37 ca, tỉnh khác 5 ca.

Trong số 200 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế có 1 ca nặng - nguy kịch (thở máy không xâm lấn); 1 ca viêm phổi nặng (thở ôxy mũi + mask); 198 ca triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh đề nghị người dân phải khai báo y tế đầy đủ. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở... liên hệ ngay với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn y tế, không được tự ý mua thuốc uống. Số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19: Sở Y tế Phú Yên: 0963391414; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Yên: 0834291679.

Quảng Bình: Thêm 11 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc lên 1.593 ca

Thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình cho biết đến 6 giờ sáng ngày 24/9, tỉnh này có 11 ca mắc COVID-19 mới trong các khu cách ly, khu phong toả và 2 ca nhập cảnh; 76 ca khỏi bệnh.

Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 1.593 ca, có 986 ca khỏi. Hiện còn 603 bệnh nhân đang điều trị. Tỉnh cũng ghi nhận 04 trường hợp mắc COVID-19 tử vong.

Hiện có 2.306 trường hợp đang cách ly tập trung, hơn 5.910 trường hợp cách ly tại nhà.

Hiện đã có hơn 149.800 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đó hơn 52.400 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Mời bạn đọc theo dõi video đang được quan tâm:

Lần đầu tiên vận chuyển máu hiếm giữa 2 miền Nam - Bắc

Thái Bình
Ý kiến của bạn