Hà Nội

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính

10-05-2023 13:20 | Xã hội

SKĐS - Thị trấn Hoà Thuận trước kia thuộc huyện Phục Hoà (Cao Bằng) vốn rất nhộn nhịp khi nằm trên trục đường chính đi cửa khẩu quốc tế Tà Lùng thế nhưng nhiều năm nay trở nên hoang vắng sau khi sáp nhập.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 1.

10h sáng ngày làm việc trong tuần nhưng các tuyến đường chính ở trung tâm thị trấn Hòa Thuận vắng bóng người qua lại.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 2.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 3.

Năm 2020, sau khi 2 huyện Phục Hoà và Quảng Uyên sáp nhập, lấy tên mới huyện Quảng Hoà, trụ sở thị trấn Hoà Thuận cũng bỏ không.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 4.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 5.

Nằm ở vị trí đắc địa nhưng nhiều năm qua trụ sở Toà án Nhân dân huyện Phục Hoà không sử dụng.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 6.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 7.

Do bỏ không nhiều năm nên cơ sở vật chất bắt đầu xuống cấp.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 8.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 9.

Nhiều trụ sở nhìn còn rất mới cũng lâm cảnh hoang vắng.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 10.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 11.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 12.

Đề án số 3652/ĐA-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã do ông Hoàng Xuân Ánh - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng ký ngày 21.10.2019 ghi: Khi thực hiện sẽ giảm 3 đơn vị hành chính cấp huyện, 38 đơn vị cấp xã. Tuy nhiên sau câu chuyện sáp nhập hành chính, việc xử lý trụ sở dôi dư ra vẫn còn nhiều bất cập.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 13.

Trụ sở đóng cửa, cả thị trấn vắng bóng người trong giờ hành chính - Ảnh 14.

Trao đổi với PV, ông Nông Văn Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Hoà cho biết: "Quảng Uyên và Phục Hoà đã từng tách ra rồi lại sáp nhập, năm 2020 sau khi sáp nhập một số trụ sở cũng từ đó dôi dư ra".

Một số địa phương còn ngần ngại thanh lý, bán đấu giá trụ sở

Đánh giá về nguyên nhân nhiều trụ sở bỏ hoang sau sáp nhập, đại diện Bộ Nội vụ cho rằng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa đầy đủ, chưa phản ánh hết yêu cầu của thực tế, do đó cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để phục vụ việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính xã, huyện giai đoạn 2022 - 2030.

Một số địa phương còn ngần ngại trong việc thanh lý, bán đấu giá trụ sở vì chưa tính toán được nhu cầu sử dụng công sở trên địa bàn; lo ngại rằng nếu thanh lý rồi thì khi có yêu cầu mới về trụ sở lại không đủ khả năng, nguồn lực để mua lại hay bố trí được địa điểm mới có điều kiện tương đương.

"Việc xác định giá đất cụ thể trước khi xác định giá khởi điểm bán đấu giá rất khó khăn, phức tạp do công năng, giá trị sử dụng, vị trí của các trụ sở, tài sản bán đấu giá không phù hợp với mục đích kinh doanh, thương mại, dịch vụ, làm nhà ở của các đối tượng có nhu cầu. Quy trình xử lý nhà, đất, trụ sở của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn địa phương còn phức tạp; chưa giao quyền chủ động cho địa phương nên việc sắp xếp, xử lý còn chậm, chưa đồng bộ, thống nhất và thiếu hiệu quả", Bộ Nội vụ nêu nguyên nhân.

Linh Thùy
Ý kiến của bạn