Năm 2011, tăng trưởng của các nước mới nổi là 6%, trong khi con số này của các nước phương Tây chỉ có 1,5%. Năm 1980, các nước phương Tây chiếm đến 70% tài sản thế giới, thế nhưng vào năm 2013, con số đó sẽ giảm xuống dưới 50%. Trung Quốc đã là “công xưởng của thế giới”. Singapore cũng đang rất phát triển ngành công nghệ sinh học. Ấn Độ thì vươn lên trong lĩnh vực dược phẩm. Bollywood của Ấn Độ cũng đang lớn nhanh để đuổi theo Hollywood. Điệu nhảy Gangnam Style của nam ca sĩ Psy của Hàn Quốc cũng đã “làm cả hành tinh nhảy múa”.
Tuy nhiên, sự phát triển của các nước phương Đông là do học hỏi từ các nước phương Tây. Có nghĩa là, các nước phương Tây phát triển trước, sau đó các nước phương Đông mới học theo mô hình phát triển này và đã thành công.
Hiệu trưởng Trường chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore, Giáo sư - Nhà ngoại giao Kishore Mahbubani nhấn mạnh, châu Á đang lớn mạnh và làm dịch chuyển trọng tâm thế giới. Phương Tây (hiện chỉ chiếm có 12% dân số thế giới) phải biết cách hội nhập với trật tự mới này. Phương Tây không nên tiếp tục tỏ ra kiêu ngạo mà phải biết cách tăng cường hợp tác với cường quốc mới, châu Âu nên cải cách để còn có thể giữ được một vai trò nào đó trên bàn cờ thế giới.
![]() Người tiêu dùng Đông Á đang chi dùng nhiều hơn. |
Bản thống kê cho năm 2025 về 20 thành phố có nhiều người dân trên 65 tuổi sinh sống nhất và có sức mua trên 20.000 đô-la/ năm, trong đó Trung Quốc có đến 9 thành phố, Ấn Độ có 4 thành phố còn Mỹ chỉ có 2 thành phố.
Không phải là khu vực nổi bật nhất trên thế giới, Đông Á là mái nhà cho nhiều cường quốc mới như Trung Quốc và là nơi tập hợp nhiều “điểm nóng” kinh tế mới như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines. Với việc Mỹ và châu Âu lâm vào thời kỳ tăng trưởng chậm và suy thoái, Đông Á đang trở nên ngày càng quan trọng, không chỉ với các công ty địa phương mà còn với nền kinh tế thế giới. “Chính sự nổi lên của Đông Á đang tạo nên sự dịch chuyển đáng kể về trọng tâm kinh tế thế giới”, Pushan Dutt - giáo sư kinh tế Trường kinh doanh INSEAD nhận xét: “Các nền kinh tế Đông Á đang bắt đầu đóng góp phần nhiều hơn vào GDP thế giới, là phần chủ chốt trong chuỗi sản xuất toàn cầu và một phần lớn dân số thế giới cũng sinh số ng ở đây”.
Theo Ngân hàng Thế giới, khu vực Đông Á đang phát triển đã tăng trưởng 8,2% trong năm 2011. Nếu không tính Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tốc độ tăng trưởng của khu vực cũng vẫn tích cực ở mức 4,2% và được kỳ vọng sẽ tăng thêm 5,2% trong năm nay.
Một trong những yếu tố quan trọng cho tăng trưởng là nhu cầu nội địa ngày càng tăng. Khi các nền kinh tế phát triển, mức thu nhập tăng, dẫn đến sức tiêu dùng cũng tăng. Đông Á đang được hưởng lợi từ tăng trưng nhờ lực lượng dân số trong độ tuổi lao động còn dồi dào. Điều này không chỉ đảm bảo nguồn cung lao động bền vững mà còn có nghĩa là sẽ có thêm nhiều người kiếm được tiền, tiết kiệm và chi tiêu nhiều hơn, do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .
Tiêu dùng nội địa tăng cũng bù đắp sự suy giảm trong xuất khẩu từ khu vực ra thế giới sau khi nhu cầu ở các thị trường chính như Mỹ và châu Âu chậm lại. Nhưng liệu Đông Á có thể thực sự tránh được những suy thoái đã ảnh hưởng đến cả Mỹ và châu Âu, liệu Đông Á có thể giúp đưa kinh tế thế giới đi vào quỹ đạo trở lạ i?
HƯƠNG LINH (Theo The Nation, Financial Times)