Ngày 28/2, từ Tokyo, Nhật Bản, trong cuộc điện đàm với báo giới về "Chương trình hỗ trợ của Hoa Kỳ tại Đông Á và Thái Bình Dương", Giám đốc Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) TS. Rajiv Shah đã trả lời phỏng vấn các nhà báo từ Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam (trong đó có phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống) về trọng tâm hoạt động hỗ trợ của Hoa Kỳ tại Đông Á và Thái Bình Dương.

TS. Rajiv Shah, Giám đốc USAID
PV: Xin ông cho biết Hoa Kỳ có chiến lược gì trong đẩy mạnh hợp tác tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương?
Tổng thống Obama trong chuyến công du mới đây đã phát động một chiến lược đối tác cụ thể và toàn diện nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ của Hoa Kỳ với các đối tác.
Trong mối quan hệ đối tác này, Tổng thống Obama hiện đang tăng tốc sứ mệnh của USAID và tăng cường đầu tư tại khu vực, trong đó đẩy mạnh hợp tác công tư với các trường đại học và doanh nghiệp Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy phát triển, y tế và xoá đói giảm nghèo, trong đó đặc biệt là cải tiến nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Để hiện thực hoá cam kết của Tổng thổng Obama, USAID tạo dựng mối quan hệ đối tác mới với các tổ chức dân sự. Chỉ mới hôm qua thôi, tôi đã tham gia cùng với Tổ chức hợp tác phân bón quốc tế trụ sở tại Alabama. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ hàng ngàn nông dân tăng năng suất gạo, giảm nhẹ tác động tới môi trường của phân bón, tăng thu nhập nhằm cải thiện đời sống cho các hộ nghèo và cải thiện dinh dưỡng gia đình.
Tôi đã có cơ hội để khởi động một mối quan hệ đối tác mới nhằm giúp hàng ngàn trẻ em tiếp cận nguồn nước sạch để giảm mắc bệnh tiêu chảy và cho phép trẻ em không bị tử vong vì tiêu chảy do thiếu nước sạch.
Ngoài ra, các sinh viên từ các trường đại học thuộc Mạng lưới các Học viện có cơ hội tiếp cận với Công nghệ thông tin và viễn thông toàn cầu, để có năng lực hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Đây là các hoạt động dành cho giới trẻ, minh chứng cụ thể về mối quan hệ đối tác của chúng ta tại Đông Á và Thái Bình Dương.
PV: Liệu hỗ trợ khả năng ứng phó với thiên tai thảm hoạ và cứu trợ nhân đạo có phải là một phần trọng tâm trong chiến lược này?
Như Tổng thống Obama đã tuyên bố, Mỹ rất tự hào trở thành nước đi đầu trong cộng đồng quốc tế hỗ trợ Philippines trước thảm kịch bão Hải Yến. Chúng tôi biết rằng có rất nhiều người mất nhà cửa, mất mạng sống, và cơ nghiệp.
Đối tác Hoa Kỳ cùng các nhà chức trách Philippines nâng cấp hệ thống sẵn sàng ứng phó thiên tai, chia sẻ thông tin dữ liệu hình ảnh giúp sơ tán hàng trăm ngàn người khỏi nơi nguy hiểm trước khi thảm hoạ xảy ra. Hơn 2 triệu USD viện trợ, cũng như quân đội và công dân Hoa Kỳ đã tham gia giảm nhẹ thiên tai.
Tôi cũng mới quay trở về từ Nepal, mạng lưới cơ sở hạ tầng tăng cường khả năng ứng phó sẵn sàng với động đất để giảm số người thương vong khi động đất xảy ra. Xác định các cộng đồng trong khu vực chịu ảnh hưởng của của biến đổi khí hậu cũng là một mục tiêu trong giảm nhẹ tác động của thiên tai.
Chúng tôi cam kết sát cánh cùng các tổ chức nông nghiệp và các chuyên gia nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trong ưu tiên tại châu Á.
Hỗ trợ tăng năng suất nông nghiệp nhằm giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực
PV: Hoa Kỳ hợp tác với các đối tác phát triển như thế nào trong việc thực hiện những mục tiêu mà Liên Hợp Quốc (LHQ) đề ra?
Nhật và Hoa Kỳ trong một chuyến thăm cấp cao mới đây đã đề ra chiến lược nâng cao hợp tác giữa USAID và JICA. Hoa Kỳ nhận thấy quan hệ lâu dài với Nhật trong khu vực và trên thế giới rất quan trọng trong việc góp phần loại trừ đói nghèo cùng cực.
Hoa Kỳ và đối tác phát triển Nhật trong đó có JICA (Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Nhật Bản) hợp tác cùng các tổ chức LHQ làm việc chặt chẽ với nhau trong một số lĩnh vực cụ thể trong đó có nông nghiệp và an ninh lương thực, năng lượng, cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch, và y tế để trợ giúp trẻ em vẫn đang tử vong do các bệnh thông thường và nông nghiệp nhằm tăng năng suất giúp đỡ người nông dân thoát khỏi đói nghèo.
Chúng tôi cảm thấy rằng những lĩnh vực đó rất quan trọng trong chương trình của chúng tôi. chỉ trong vòng vài năm qua, USAID đã mở ra 130 trang trại dịch vụ đạt tiêu chuẩn, tiến tới chuẩn thế giới để hỗ trợ người nông dân và cải thiện dinh dưỡng gia đình.
USAID trong vài năm qua đã hỗ trợ hơn 500 bác sỹ nhi khoa ở khắp các quốc gia để giúp đỡ chăm sóc y tế trong những tình trạng khẩn cấp.
Và khi tổng thống Obama ở đây trong chuyến thăm cách đây 2 năm, và chúng tôi đã biến thành những kết quả cụ thể thực hiện cùng các đối tác khác.
PV: Trọng tâm hợp tác của Hoa Kỳ với Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới?
Cách đây vài năm Ngoại trưởng Hillary Clinton tạo lập mối quan hệ đối tác và đối thoại kinh tế Mỹ-Trung. Trong nỗ lực đó, USAID đã tham gia thảo luận với các chuyên gia Trung Quốc khi chúng tôi làm việc tại các nước và tại châu Phi.
Tại Đông Nam Á, chúng tôi chúng tôi hiểu rõ mỗi nước đang làm gì. Mối quan hệ đối tác đó bắt đầu với cam kết minh bạch và chia sẻ thông tin với tất cả các đối tác mong muốn, các tổ chức dân sự và các doanh nghiệp địa phương. Trọng tâm của đối thoại nhằm đảm bảo sự tham gia phát triển của Mỹ và Trung Quốc cho dù là lĩnh vực thương mại hay công và các lợi ích thực tế có thể đo được tại mỗi quốc gia chúng tôi làm việc. Chúng tôi có thể tìm kiếm cơ hội cùng các đối tác và chúng tôi tin rằng đó là khả năng có thể thực hiện được tại các quốc gia mới nổi và các nền kinh tế lớn để làm đối tác cùng với các nền kinh tế nhỏ hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nhiều nơi trên thế giới.
Mối quan hệ đối tác với Việt Nam là một mối quan hệ xuyên suốt khu vực, trước tiên là tăng cường quản trị và quản lý kinh tế trong hội nhập kinh tế khu vực. Việt Nam, Miến Điện và một vài nơi khác mà chúng tôi làm việc trong mối quan hệ đối tác mà chúng tôi gọi là hợp tác tiểu vùng sông Mekong, tập trung vào việc tập hợp các nước lại để đối phó với các vấn đề trong đó có tiếp cận nguồn nước, sản xuất năng lượng, loại trừ sốt rét. Nhiều quốc gia tập trung vào sốt rét chẳng hạn. Đặc biệt ở Việt nam, mối quan hệ đối tác với Hoa Kỳ trở thành điểm sáng giữa các tổ chức dân sự Việt Nam, góp phần giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, góp phần giúp Việt Nam trở thành một nền kinh tế mới nổi. Chúng tôi đã chứng kiến chính phủ cải cách doanh nghiệp…Cam kết của chúng tôi trên khắp châu Á đã được tăng tốc trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama và tôi rất mong mỏi có thể giúp đỡ hỗ trợ về nông nghiệp cho các quốc gia và các tổ chức dân sự.
Chiến lược này trợ giúp giảm nhẹ thiên tai đến mọi người dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa và người thiệt thòi trong xã hội, tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và cứu trợ nhân đạo để giúp đỡ người nghèo. Ở một vài nơi, cải tiến nông nghiệp đã giúp tăng 30% năng suất vụ mùa giúp họ thoát nghèo bền vững, giúp 2 triệu người thoát nghèo trong vòng 3 năm. Đó là minh chứng cụ thể cho mối quan hệ đối tác mà chúng tôi cho là thành công trọng yếu và chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện để cải cách sâu rộng hơn.
TS. Rajiv Shah điều hành hoạt động trợ giúp cứu trợ động đất của chính phủ Hoa Kỳ tại Haiti năm 2010 và hiện đang dẫn đầu sáng kiến An ninh lương thực Feed the Future (Lương thực cho tương lai), USAID Forward (Bước tiến USAID), một hình thức cải tổ USAID trong 7 lĩnh vực, gồm mua sắm công, khoa học công nghệ, giám sát và đánh giá.
Trước khi làm trưởng cơ quan USAID, ông là trợ lý nghiên cứu, giáo dục và kinh tế và nhà khoa học trưởng tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Tại USDA, ông thành lập Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia, nâng cao vị thế và tài trợ cho nghiên cứu nông nghiệp.
Trước khi tham gia vào bộ máy chính quyền Obama, Shah đã có 7 năm làm việc cho Quỹ Bill&Melinda Gates, trong đó có chức vụ giám đốc phát triển nông nghiệp trong Chương trình Phát triển Toàn cầu, và giám đốc cơ hội chiến lược.
Khởi nguồn từ Detroit, Shah dành bằng y khoa từ Trường Y khoa Pennsylvania và bằng cao học kinh tế y tế từ Trường Kinh doanh Wharton. Ông cũng học trường Kinh tế London và học sau đại học tại Trường Đại học Michigan.
Bích Vân