Trồng rừng thay thế ở dự án hồ thủy lợi Ka Pét cần ưu tiên cây bản địa

08-09-2023 12:57 | Xã hội
google news

SKĐS - Bình Thuận là một trong những tỉnh khô hạn nhất Việt Nam, khi trồng rừng thay thế, cần tổ chức trồng các loại cây rừng bản địa, bởi chúng có tác dụng phòng hộ bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, sạt lở đất...

Giải pháp nào cho dự án hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận để không phải 'khai thác' 600 ha rừng?Giải pháp nào cho dự án hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận để không phải "khai thác" 600 ha rừng?

SKĐS - Dư luận đang rất quan tâm trước thông tin hàng trăm ha đất rừng sẽ phải dành cho dự án hồ thủy lợi Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Làm rõ được và mất khi làm hồ thủy lợi Ka Pét

Chiều 7/9, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo thông tin về dự án hồ thủy lợi Ka Pét, đang được triển khai ở xã Mỹ Thạnh (H.Hàm Thuận Nam).

Tại họp báo, ông Phan Thanh Hoàng, Giám đốc Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh Bình Thuận (chủ đầu tư dự án), cho biết dự án hồ Ka Pét được Quốc hội phê duyệt bởi Nghị quyết số 93 ngày 26.11.2019 và Nghị quyết số 101 ngày 24.6.2023. Hồ này có dung tích chứa hơn 51 triệu m3, với mức đầu tư là 874 tỉ đồng (ngân sách T.Ư 520 tỉ đồng). Khi dự án hoàn thành sẽ cung cấp nước tưới cho hơn 7.762 ha đất nông nghiệp của H.Hàm Thuận Nam và TP.Phan Thiết. Ngoài ra còn cung cấp nước thô cho khoảng 120.000 dân, cung cấp nước cho khu công nghiệp Hàm Kiệm 2. Dự án hình thành sẽ tạo sinh kế cho người dân địa phương và góp phần cải tạo môi trường đất khô cằn.

Trồng rừng thay thế ở dự án hồ thủy lợi Ka Pét cần ưu tiên cây bản địa - Ảnh 2.

Khu rừng tự nhiên rộng hơn 619 ha ở xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam là nơi sắp triển khai dự án hồ thủy hồ chứa nước Ka Pét.

Huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) nằm trong vùng nhiều nắng, gió, khô hạn nhất nước. Trong khi đó, các công trình thủy lợi ở khu vực hiện mới đáp ứng tưới khoảng 26% đất trồng cây hằng năm. Nếu chỉ tính riêng sản xuất nông nghiệp, khu vực này đang thiếu khoảng 100 triệu/m3/năm.

Do đó, để khắc phục tình trạng thiếu nước mùa khô, việc xây dựng hồ Ka Pét để điều tiết nước trong năm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Dự án hồ chứa nước Ka Pét là công trình quy hoạch liên hoàn, có tính chất bổ trợ nguồn nước cho các công trình thủy lợi khác như: hồ Sông Móng, đập dâng Ba Bàu… để phát huy hết diện tích đất canh tác. Hồ Ka Pét cũng là nơi trung chuyển nước từ sông La Ngà về, bổ sung cho phía nam tỉnh Bình Thuận.

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, khó khăn nhất của dự án là khi xây dựng sẽ gây ngập lòng hồ với diện tích khoảng 718ha, trong đó hơn 160ha là rừng đặc dụng. Tại thời điểm lập báo cáo, hệ sinh thái trên cạn chủ yếu là rừng được bảo vệ nghiêm ngặt nên còn khá nguyên vẹn.

Dự án hồ chứa nước Ka Pét tác động lớn đến hệ sinh thái khu vực lòng hồ vốn phong phú, đa dạng về số lượng loài. Tuy nhiên, dự án không ghi nhận loài thực vật nào quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Việc xây dựng hồ chứa, tác động chủ yếu là hệ thủy sinh và động thực vật trên cạn. Các loài thú động vật sẽ di chuyển qua các khu rừng lân cận, còn các loài thủy sinh sẽ bị suy giảm. Tác động này có thể diễn ra trong quá trình xây dựng và lâu dài sau này.

Chọn cây trồng phù hợp để thay thế

Về vấn đề trồng rừng thay thế, UBND Bình Thuận cho biết sẽ trồng thay thế 1.844,54ha theo đúng quy định, trong đó rừng đặc dụng là 137,95ha; rừng phòng hộ là 0,51ha; rừng sản xuất là 440,4 ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72 ha và đất không có rừng 60,14 ha.

Theo tỉnh Bình Thuận, diện tích trồng rừng thay thế nói trên cần sử dụng kinh phí gần 177 tỷ đồng. Tỉnh dự kiến hoàn thành trồng rừng thay thế vào năm 2025 - cùng thời điểm kết thúc dự án xây hồ chứa nước Ka Pét. Theo đó, tỉnh dự kiến mở rộng trồng rừng thay thế cả ở khu vực được quy hoạch rừng sản xuất mà không chỉ giới hạn ở khu quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ. Với hơn 2.000ha đất rừng sản xuất của tỉnh có thể trồng rừng thay thế.

Theo GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, Bình Thuận là một trong những tỉnh khô hạn nhất Việt Nam. Đây là vùng có lượng mưa rất thấp, chỉ 800-1.150 mm/năm. Bởi vậy việc trồng 1.844ha rừng thay thế cho 619ha rừng phải nhường chỗ cho xây dựng hồ chứa nước Ka Pét, cần tổ chức trồng các loại cây rừng bản địa, bởi chúng có tác dụng phòng hộ bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, sạt lở đất cao do có tán lá rậm, hệ rễ phát triển và khả năng chống chịu gió bão tốt, nhất là trong bối cảnh thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp như mưa to, bão lớn, lũ lụt, sạt lở đất, nắng hạn kéo dài,…

Khi trồng rừng phải giám sát, lựa chọn loại cây trồng và thời gian trồng cẩn thận, không trồng kiểu phong trào. Việc trồng cây phải tuân thủ quy định tại thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Chi cục Kiểm lâm và Hạt Kiểm lâm và người được giao trồng rừng phải thường xuyên kiểm tra, chăm sóc để rừng phát triển bền vững.

Ông Trịnh Lê Nguyên, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cho biết, mặc dù dự án hồ Ka Pét thuộc hạng mục dự án nhỏ nhưng do có tiêu chí chuyển đổi diện tích rừng khá lớn nên Chính phủ đã phải trình hồ sơ để Quốc hội cho chủ trương đầu tư. Hiện nay dự án đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Về nguyên tắc, dự án đã theo đúng quy trình thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo Luật.

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai nhận định đây là dự án khá nhạy cảm giữa nhu cầu về nước của người dân và việc giữ rừng. Quyền được tiếp cận nguồn nước là quyền cơ bản của tất cả mọi người và phải đặt lên ưu tiên hàng đầu. Câu hỏi đặt ra, nếu không có hồ Ka Pét thì lâu nay 120.000 người (số người hưởng lợi từ dự án - theo báo cáo ĐTM) đang dùng nguồn nước từ đâu? Nếu họ đang không có nước sinh hoạt thì có phải phá núi bạt rừng để có nước cũng đáng để làm. Còn để phục vụ sản xuất thì phải tính toán chi tiết. Cần giải đáp được nhiều câu hỏi liên quan, làm sao để tìm được một giải pháp hài hòa nhất, giữ được rừng (hoặc mất ít nhất có thể) mà người dân vẫn có nước sản xuất.

2.000 ha rừng thông ở Hà Tĩnh trụi lá vì nguyên nhân này2.000 ha rừng thông ở Hà Tĩnh trụi lá vì nguyên nhân này

SKĐS - Khoảng 2.000 ha rừng thông thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) có nguy cơ chết hàng loạt bởi một dịch bệnh tàn phá nhiều tháng qua.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 8/9: Lời Khai Ban Đầu Của 2 Nữ Tiếp Viên VN Bị Hàn Quốc Bắt Vì Vận Chuyển Tinh Dầu Cần Sa |SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn