Nhà nghiên cứu công nghệ gen y học Joshua Chou của Đại học Công nghệ Sydney muốn thử nghiệm xem tế bào ung thư hoạt động thế nào sau nghiên cứu ngừa loãng xương trong vũ trụ của ông.
Để thử nghiệm thêm, nhà nghiên cứu Joshua Chou đặt 4 loại tế bào ung thư khác nhau: ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư phổi và ung thư mũi vào môi trường trọng lực siêu nhỏ. Và chỉ trong vòng 24h đồng hồ, 80-90% những tế bào ung thư này chết.
Đưa tế bào lên vũ trụ để thí nghiệm
Cùng với sinh viên Anthony Kirollos, GS.Chou dự định gửi tế bào ung thư lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2020.
Nghiên cứu tiền đề của Đức tạo cảm hứng cho các nhà khoa học Australia diễn ra vào năm 2017. GS Daniel Grimm, chuyên ngành sinh học trọng lực và y học tái tạo thuộc ĐH Magdeburg (Đức) dẫn đầu thí nghiệm kiểm tra tiến triển của tế bào ung thư tuyến giáp trong vũ trụ. Một hộp đựng nhỏ xíu chứa tế bào ung thư tuyến giáp được phóng lên từ tàu vũ trụ SpaceX Dragon của Trung Quốc. Thí nghiệm cho thấy 80% tế bào ung thư chết.
GS. Grimm cho biết nghiên cứu mới này của các nhà khoa học Australia đã khẳng định lại kết quả trước đây của ông, bởi nó được tiến hành trên các tế bào ung thư loại khác.
Chỉ trong môi trường trọng lực bằng 0, thì tế bào mới chết thông qua tế bào lập trình tự chết
Khoảng 2 thập kỷ qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu cách tế bào phát triển thành các cụm tế bào 3 chiều, hay còn gọi là các khối tụ cầu ở môi trường trọng lực siêu nhỏ. Đặc tính của chúng khá giống với các khối u ở cơ thể người hơn là các tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm 2D.
Các khối tụ cầu này được sử dụng để tìm kiếm các phân tử sinh học và thể phối hợp với hoạt chất kích hoạt. Các khối tụ cầu này có chứa các protein khác nhau có thể kích hoạt lập trình làm chết tế bào.
Ở tế bào khỏe mạnh, cơ chế tự chết đảm bảo tế bào già nua hay hư hại sẽ chết đi. Ở tế bào khối u, cơ chế tế bào chết đi không còn hiệu nghiệm nữa. Những tế bào này cứ phân chia và phát triển không ngừng, gây ra ung thư di căn.
Mục tiêu nhằm phát triển thuốc để kích hoạt hoặc ngăn chặn các protein, đòi hỏi thêm nhiều nghiên cứu nữa trong môi trường không trọng lực.