Hà Nội

Trồng dược liệu quý phát huy tiềm năng vùng dân tộc thiểu số và miền núi

31-10-2023 18:32 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Điều kiện tự nhiên khu vực vùng núi nước ta rất phù hợp để phát triển các loài dược liệu quý, đem lại giá trị kinh tế lớn giúp bà con dân tộc thiểu số thoát nghèo.

Đồng bào ở Hoàng Su Phì thoát nghèo nhờ cây dược liệuĐồng bào ở Hoàng Su Phì thoát nghèo nhờ cây dược liệu

SKĐS - Thảo quả là loại dược liệu quen thuộc với người dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây phù hợp để tạo nên những sản phẩm thảo quả chất lượng tốt.

Hình thành chuỗi liên kết phát triển dược liệu

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và tập trung thực hiện các dự án theo thứ tự ưu tiên đến năm 2025 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội.

Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thực hiện theo 2 hình thức gồm: Chuỗi liên kết 4 nhà: Nhà nông (vùng đồng bào dân tộc thiểu số) – doanh nghiệp – nhà quản lý – nhà khoa học – nhà bank (trong đó doanh nghiêp là trung tâm của chuỗi liên kết); chuỗi giá trị: Bảo tồn nguồn gen – nhân giống – trồng trọt – chế biến, sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.

Trồng dược liệu quý phát huy tiềm năng vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh 2.

Việt Nam có nhiều loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu.

Theo điều tra về nguồn gen dược liệu, Việt Nam có 5.117 loài, trong đó có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sản phẩm chăm sóc bảo vệ sức khỏe từ dược liệu, hóa mỹ phẩm từ dược liệu…

Hàng năm tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế ở nước ta ước tính 100.000 tấn với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Cũng theo Tổ chức Y tế thế giới có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028...

Trong đó, sâm và dược liệu quý được xác định là đối tượng có nhiều tiềm năng và lợi thế của các địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Chính phủ lựa chọn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tạo sinh kế và tăng thu nhập ổn định, bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực triển khai dự án.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh, với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao. Nguồn thu từ ngành trồng dược liệu góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Danh mục dược liệu quý cần ưu tiên phát triển

Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến 2030 thì danh mục chi tiết các loại dược liệu quý được quy định rõ ràng.

Theo đó, quy hoạch 08 vùng trồng tập trung các loài dược liệu có thế mạnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và sinh thái để đáp ứng nhu cầu thị trường, cụ thể như sau:

Vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ) và Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ). Phát triển trồng 13 loài dược liệu bao gồm 04 loài bản địa: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn và 09 loài nhập nội: Actisô, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ô đầu, Tam thất, Xuyên khung với diện tích trồng khoảng 2.550 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Actisô, Đương quy, Đảng sâm.

Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Mộc Châu) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Phát triển trồng 12 loài dược liệu bao gồm 05 loài bản địa: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn, Ý dĩ và 07 loài nhập nội: Actisô, Bạch truật, Bạch chỉ, Dương cam cúc, Đỗ trọng, Đương quy, Huyền sâm với diện tích trồng khoảng 3.150 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Bạch Truật, Đỗ trọng và Actisô.

Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn. Phát triển trồng 16 loài dược liệu bao gồm 13 loài bản địa: Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Gấc, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Hồi, Quế, Sả, Sa nhân tím, Thanh hao hoa vàng, Ý dĩ và 03 loài nhập nội: Bạch chỉ, Bạch truật, Địa hoàng với diện tích trồng khoảng 4.600 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Ba kích, Gấc, Địa hoàng; duy trì và khai thác bền vững Quế và Hồi trên diện tích đã có.

Vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định và Thái Bình. Phát triển trồng 20 loài dược liệu bao gồm 12 loài bản địa: Cúc hoa, Diệp hạ châu đắng, Địa liền, Đinh lăng, Gấc, Hòe, Củ mài, Hương nhu trắng, Râu mèo, ích mẫu, Thanh hao hoa vàng, Mã đề và 08 loài nhập nội: Bạc hà, Bạch chỉ, Bạch truật, Cát cánh, Địa hoàng, Đương quy, Ngưu tất, Trạch tả với diện tích trồng khoảng 6.400 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Ngưu tất, Bạc hà, Hòe và Thanh hao hoa vàng.

Vùng các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An. Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Ba kích, Diệp hạ châu đắng, Đinh lăng, Củ mài, Hòe, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Nghệ vàng, Quế, Sả với diện tích trồng khoảng 3.300 ha. Ưu tiên trồng các loài: Hòe, Đinh lăng.

Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Khánh Hòa: Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Bụp giấm, Diệp hạ châu đắng, Dừa cạn, Đậu ván trắng, Củ mài, Nghệ vàng, Quế, Râu mèo, Sa nhân tím, Sâm Ngọc linh với diện tích trồng khoảng 3.200 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Bụp giấm, Dừa cạn, Sa nhân tím và Sâm Ngọc Linh.

Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông. Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Gấc, Gừng, Hương nhu trắng, Đảng sâm, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Sả, Sâm Ngọc linh, Trinh nữ hoàng cung, Ý dĩ với diện tích trồng khoảng 2.000 ha. Ưu tiên trồng các loài: Đảng sâm, Sâm Ngọc linh.

Vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh. Phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Nghệ vàng, Nhàu, Rau đắng biển, Hoàn ngọc, Tràm, Xuyên tâm liên, Râu mèo và Kim tiền thảo với quy mô khoảng 3.000 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Tràm, Xuyên tâm liên, Trinh nữ hoàng cung.

Nuôi trồng dược liệu quý - hướng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Bắc GiangNuôi trồng dược liệu quý - hướng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Bắc Giang

SKĐS - Với những lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, cây dược liệu đang trở thành một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Bắc Giang...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị dược liệu | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn