Trồng dược liệu bảo tồn cây thuốc quý, phát triển kinh tế và bảo vệ rừng

SKĐS - Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Sơn La phù hợp cho nhiều loài dược liệu phát triển, trong đó có nhiều loại cây quý và hiếm có giá trị kinh tế cao. Tỉnh Sơn La cũng đã xác định phát triển dược liệu là hướng đi mới nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao tại địa phương.

Khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng để bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu tự nhiên, đẩy mạnh sản xuất cây dược liệu hàng hóa, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học liên quan đến dược liệu.

Triển khai các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng cây dược liệu, thực hiện chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu; xây dựng các chuỗi cung ứng dược liệu an toàn.

Thực hiện Quyết định số 3256/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Giai đoạn 2020-2030, mục tiêu tỉnh Sơn La khai thác 90.400 ha cây thuốc dưới tán rừng; bảo tồn 86.292 ha rừng đặc dụng có cây thuốc dưới tán rừng, định hướng đến năm 2030 đạt 50.000 ha.

Để triển khai các mục tiêu trên, tỉnh Sơn La đã áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển cây dược liệu của Chính phủ trong việc hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm.

photo-1695007461350

Mô hình trồng cây dược liệu ở huyện Sốp Cộp.

Điển hình là huyện Sốp Cộp, với sự quan tâm, đầu tư của tỉnh Sơn La và huyện, thông qua các chương trình, dự án, nhiều loại cây dược liệu đã được trồng và ngày càng được nhân rộng. Hiện nay, huyện Sốp Cộp có trên 60 ha cây quế, 16 ha cây sa nhân, 20 ha gừng, 4 ha hà thủ ô, cát sâm, khôi nhung, đẳng sâm. Trong đó, 40 ha gừng, sa nhân, hà thủ ô đã cho thu hoạch. Các HTX phát triển cây dược liệu, như HTX nông nghiệp Toàn Duyên, HTX Long Hiếu, xã Sốp Cộp; HTX nông nghiệp Châu Thinh, xã Mường Và.

Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sốp Cộp, với mong muốn cây dược liệu trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân, phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ rừng,

Phòng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các xã tuyên truyền, vận động các HTX, hộ gia đình chuyển đổi diện tích đất trồng cây hoa màu năng suất thấp sang trồng cây dược liệu, hoặc trồng xen vào diện tích cây ăn quả chưa cho thu hoạch.

photo-1695007461940

Người dân xã Háng Đồng (Bắc Yên) trồng thảo quả dưới tán rừng.

Tại các xã vùng thấp, như Sốp Cộp, Mường Và, Dồm Cang tập trung trồng cây đẳng sâm, khôi nhung, cát sâm, hà thủ ô; các xã vùng cao hoặc các xã có khí hậu mát mẻ, như Mường Lèo, Nậm Lạnh, Mường Lạn trồng sa nhân, quế, gừng...

Cuối năm 2016, 10 hộ dân bản Phổng, xã Nậm Lạnh, trồng hơn 10 ha cây sa nhân tím. Năm 2022, thu hoạch năng suất đạt 8 tạ quả tươi/ha, giá bán trung bình từ 35-40 nghìn đồng/kg. Anh Tòng Văn Vinh, bản Phổng, trồng hơn 2 ha cây sa nhân tím dưới tán rừng. Năm 2022, gia đình anh thu gần 2 tấn quả tươi, bán được hơn 70 triệu đồng. Vụ năm nay, ước thu trên 3 tấn quả tươi.

Người dân ở đây cho biết, cây sa nhân đã cho thu hoạch năm thứ 2, giúp cuộc sống của nhiều hộ dân trong bản khá lên, có thêm điều kiện để sửa chữa nhà ở, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, nông cụ và mua con giống, xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi.

Còn tại huyện Mường La cũng đã thông qua các chương trình, dự án. Toàn huyện có 140 ha sả Java, 160 ha thảo quả, 30 ha sa nhân, 2.229 ha sơn tra với sản lượng hàng nghìn tấn quả/năm. Trên địa bàn, ngày càng nhiều HTX tập trung phát triển cây dược liệu trong số những loại dược liệu phát huy hiệu quả phải kể đến mô hình trồng sả Java của HTX Tinh dầu dược liệu Mường La với quy mô 80 ha, trong đó 45 ha đã cho thu hoạch. Năng suất trung bình đạt 17,5 tấn/ha/năm, giá thu mua thời điểm hiện tại của HTX khoảng 1.800-2.000 đồng/kg, đạt 35 triệu đồng/ha/năm.

Cây dược liệu đang mang lại giá trị cao hơn so với các loại cây trồng truyền thống trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác, đời sống của người nông dân từng bước được cải thiện.

Được biết, đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ trồng và bảo vệ 20.000 ha cây dược liệu áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế; hình thành phát triển trên 5.000 ha vùng nguyên liệu dược liệu phục vụ các cơ sở sơ chế, chế biến theo chuỗi giá trị.

Bảo tồn và phát triển 55 loại dược liệu quý, tỉnh Sơn La đang tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất giống, trồng, sơ chế, chế biến, bảo quản, chiết xuất dược liệu. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chọn tạo, nhập khẩu và nhân giống; huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển vùng nguyên liệu dược liệu; đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm dược liệu cho nông dân.

Bảo tồn, gìn giữ “kho báu” dược liệu ở Núi Mẫu SơnBảo tồn, gìn giữ “kho báu” dược liệu ở Núi Mẫu Sơn

SKĐS - Núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nổi tiếng là nơi sở hữu nguồn dược liệu quý và nhiều bài thuốc hay, giá trị được dân tộc Dao nơi đây lưu giữ.

Nguyễn Hoa- Trường Sơn
Ý kiến của bạn