Hà Nội

Trồng cây dược liệu trên đất hoang, đất ruộng bỏ không giúp dân thoát nghèo

26-09-2023 17:02 | Xã hội
google news

SKĐS - Phát triển các vùng trồng dược liệu, khuyến khích người dân trồng dược liệu trên đất hoang, đất ruộng bỏ không giúp nâng cao kinh tế, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Trồng dược liệu giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèoTrồng dược liệu giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

SKĐS - Bằng mô hình trồng dược liệu đã và đang triển khai ở nhiều địa phương trên cả nước, đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đã thoát nghèo và trở nên khá giả.

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển các loại cây dược liệu, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển các loại cây dược liệu. Nhờ đó, đồng bào DTTS có nguồn thu nhập ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.   

Theo đó, huyện Đăk Glei đã xác định và tập trung đầu tư vùng phát triển dược liệu tại các xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp, Đăk Plô - nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với các loại cây dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm (sâm dây)...

Huyện Đăk Glei cũng khuyến khích Nhân dân đầu tư, phát triển dược liệu thông qua hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ theo hình thức liên kết với doanh nghiệp từ đầu tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn theo chuỗi liên kết giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, huyện triển khai hỗ trợ hàng nghìn cây giống sâm Ngọc Linh cho 3 xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc đối với sâm Ngọc Linh của 6 tổ hợp tác trồng sâm Ngọc Linh và các hộ dân trên địa bàn huyện.

Đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ cây dược liệu - Ảnh 2.

Người dân trồng thử nghiệm cây đương quy.

Với đặc thù hơn 90% là đồng bào dân tộc Xơ Đăng, Gié Triêng sinh sống, huyện Đăk Glei đã lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất để hỗ trợ cây giống dược liệu cho các hộ nghèo và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân mạnh dạn vay vốn để phát triển các loại cây dược liệu. 

Cũng nhờ nguồn thu nhập từ các loại cây dược liệu mà nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn huyện không ngừng được nâng lên. Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 15,84%, giảm 4,02% so với năm 2021.

Thời gian tới, huyện Đăk Glei tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến các sản phẩm đặc trưng của địa phương, nhất là thu hút đầu tư, sản xuất và chế biến dược liệu; tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai các dự án trồng dược liệu dưới tán rừng gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng; xây dựng các vườn ươm dược liệu trên địa bàn huyện và hình thành các vùng chuyên canh cây dược liệu ở những nơi có điều kiện... nhằm từng bước giúp đồng bào DTTS có nguồn thu nhập ổn định từ các loại cây dược liệu.

Xem thêm video được quan tâm:

Ích Mẫu - Vị thuốc quý chữa bệnh phụ nữ | SKĐS


Thành Long
Ý kiến của bạn