Trồng cây dược liệu - hướng đi mới giúp nâng cao hiệu quả kinh tế

21-09-2023 12:42 | Xã hội

SKĐS - Cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây nông nghiệp, ở các địa phương đất và khí hậu không hợp trồng cây nông nghiệp có thể nghiên cứu chuyển đổi sang trồng dược liệu.

Những khó khăn trong việc bảo tồn nền y dược học dân tộcNhững khó khăn trong việc bảo tồn nền y dược học dân tộc

SKĐS - Việc khai thác nhưng không chú trọng bảo tồn, khai thác không đúng quy định dẫn tới các nguồn dược liệu quý đang có nguy cơ tuyệt chủng nhiều hơn. Bên cạnh đó, thiên tai cũng là một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo tồn nguồn dược liệu tại các vùng đồng bào dân tộc.

Việt Nam là 1 trong 15 nước có trong bản đồ dược liệu thế giới. Không chỉ thu hái cây dược liệu trong tự nhiên, thời gian qua bà con nhiều nơi, đặc biệt là bà con vùng núi cao, đã tổ chức trồng cây dược liệu như một nguồn thu nhập quan trọng. Bình quân nuôi trồng dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa. Tới nay, có thể nói, phong trào trồng cây dược liệu đã được nhiều địa phương hưởng ứng, thu được nhiều kết quả.

Theo đó, tại nhiều địa phương, thay vì trồng lúa, trồng cây cảnh, người dân một số vùng đã chuyển sang trồng cây dược liệu. Bởi với họ, đây không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây giúp họ làm giàu.

Ví dụ như Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Kon Tum, Lâm Đồng... đều là những tỉnh có lợi thế về phát triển cây dược liệu. Nuôi trồng dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao, gấp 3-10 lần trồng lúa.

Thậm chí nhiều địa phương trong cả nước phát triển khá mạnh việc trồng cây dược liệu, điển hình là Nam Định khi nhiều hộ dân đã “chia tay” với cây cảnh để trồng đinh lăng. Cây đinh lăng là loài cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, kinh phí đầu tư ban đầu ít. Trung bình, 1 sào cho thu nhập hàng chục triệu/năm. Bà con nhiều nơi đã coi việc trồng đinh lăng như là một hướng đi tích cực của “nền kinh tế xanh”.

Còn tại Yên Bái, nhiều người dân đã nhận thấy rất rõ hiệu quả khi trồng cây thuốc nam. Vì vậy nhiều hộ dân đã chuyển đổi từ đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả hay đất dưới tán rừng để trồng cây dược liệu. Có nhiều hộ gia đình đã bỏ đồi chè để trồng dược liệu.

Trồng cây dược liệu là hướng đi mới giúp nâng cao hiệu quả kinh tế - Ảnh 2.

Cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa, mặc dù vậy, người dân cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ trước khi trồng hàng loạt để tránh mất cân bằng.

Với Sa Pa (tỉnh Lào Cai), việc trồng cây dược liệu cũng rất phổ biến. Sa Pa khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp cho cây dược liệu phát triển. Vì vậy, nhiều đời nay, người dân nơi đây đã biết trồng cây dược liệu để làm thuốc. Cây dược liệu phổ biến được trồng ở đây là cây atiso và cây bạch nhật. Cùng đó, cây dược liệu tại Sa Pa được nhiều bà con dân tộc tìm ra trên các đồi rừng, từ đó nhân giống trồng tại gia đình.

Bà con đã truyền cho nhau nghề trồng dược liệu, để ai cũng có thể có thu nhập tốt từ công việc này. Có thể nêu ví dụ: Với 1 gia đình có diện tích đất 2ha, mỗi năm thu được 8 tấn sản phẩm atiso thì cũng được hàng trăm triệu đồng/năm.

Các công ty dược đã liên kết với người dân Sa Pa, nơi có tiềm năng dược liệu rất lớn, tìm ra những công nghệ cao để chế biến thành những loại thuốc có giá trị. Từ đó nhiều bà con đã có những hướng đi thích hợp từ nghề trồng dược liệu. Mỗi một hộ dân trồng dược liệu đều được hỗ trợ giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn mới về dược liệu sạch và an toàn.

Thực tế cho thấy, có thể khẳng định việc trồng cây dược liệu là một hướng đi đúng, nhất là đối với các địa phương vùng núi cao. Nó không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giả.

Xem thêm video được quan tâm:

Sự Thật Khiến Người Mua Đông Trùng Hạ Thảo "Ngã Ngửa" | SKĐS


Thành Long
Ý kiến của bạn