Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa

30-04-2024 13:36 | Thời sự

SKĐS - Đây được xem là căn hầm lớn nhất, có thiết kế chắc chắn, chứa hơn 2 tấn vũ khí, thuốc nổ, súng đạn của lực lượng Biệt động Sài Gòn lúc bấy giờ.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 1.

Căn hầm trong ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM từng là nơi cất giấu vũ khí, thuốc nổ, súng đạn của lực lượng Biệt động Sài Gòn để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 2.

Đây là căn nhà nằm trên hẻm thông nhau với 2 con đường: Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) và Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) với diện tích khoảng 37 mét vuông, dài 14,9m, rộng 2,5m.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 3.

Năm 1965, ông Trần Văn Lai (hay còn gọi là Năm Lai) vừa làm việc trên danh nghĩa thầu khoán Năm U-Som tại Dinh Độc Lập, vừa hoạt động bí mật trong lực lượng Biệt động Sài Gòn, đã mua lại căn nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) và cải tạo thành một hầm vũ khí bí mật để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 4.

Theo chỉ đạo của cấp trên, ông đã mua căn nhà này. Lấy cớ cần đào hố ga làm nhà vệ sinh, ông Năm đào căn hầm bí mật. Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng carton chuyển lên ô tô.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 5.

Sau 7 tháng, căn hầm được hoàn thành với kích thước dài hơn 8m, rộng 2m, sâu 2,5m, trát xi măng dày để chống thấm. Trong hầm có 4 khung tròn nối với ống thoát nước để thoát hiểm và có các lỗ thông khí.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 6.

Tại đây, lúc 1h30 sáng 31/01/1968 (tức rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân), đội 5 Biệt động gồm 15 cán bộ chiến sĩ đã tập trung tại căn nhà này để nhận vũ khí.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 7.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 8.

Sau khi căn hầm được hoàn thành, đơn vị “bảo đảm” vận chuyển vũ khí về đây bằng cách giấu vũ khí trong ván gỗ đục rỗng ruột, trong giỏ hoa, sọt trái cây…

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 9.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 10.

Căn hầm từng là nơi cất giấu hơn 2 tấn vũ khí: 350kg thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4, 15 súng AK và 3.000 viên đạn, súng ngắn, súng B40, lựu đạn…

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 11.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 12.

Tất cả các hoạt động đào hầm, vận chuyển, cất giấu vũ khí đều được giữ bí mật, an toàn tuyệt đối. Sau trận đánh, địch đến bắn phá căn nhà vì chúng cho rằng đây là nơi trú ngụ của Đội Biệt động. Ông Năm Lai bị đày ra Côn Đảo. Căn nhà rơi vào tay Mỹ nhưng địch không biết có căn hầm chứa vũ khí ở dưới.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 13.

Ngày 16/11/1988, Di tích "Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968" được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 14.

Đến nay, các hiện vật cá nhân ghi dấu những tháng năm chiến đấu chống Mỹ gian khổ của quân và dân ta được lưu giữ cẩn thận trong căn hầm.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 15.

Trong căn hầm chứa 2 tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn năm xưa- Ảnh 16.

Địa điểm này mở cửa cho khách tham quan miễn phí. Người trông coi tại đây cho biết, khách đến tham quan căn hầm này chủ yếu là khách nước ngoài.

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn