Trời nồm ẩm dễ bị hôi chân, thuốc nào chữa trị?

03-09-2022 07:07 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Tại sao bàn chân của một số người lại có mùi hôi đến mức khiến những người xung quanh khó chịu? Một số cách dưới đây có thể giúp ứng phó với tình trạng này.

Đổ mồ hôi chân,  bệnh lý không  nguy hiểm nhưng  nhiều phiền toáiĐổ mồ hôi chân, bệnh lý không nguy hiểm nhưng nhiều phiền toái

SKĐS - Đổ mồ hôi chân là bệnh lý không nguy hiểm, nhưng ít nhiều gây ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống, và hành vi giao tiếp hàng ngày của bệnh nhân.

1. Nguyên nhân gây hôi chân

- Do đi tất, giày:  Việc đi tất và giày khiến mồ hôi không thoát gây chân có mùi.

- Nhiễm trùng da: Nhiễm trùng da do vi khuẩn (gọi là rỗ da sừng) cũng có thể gây mùi hôi chân

- Vệ sinh kém: Bệnh hôi chân phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ và có liên quan đến mồ hôi chân, vệ sinh chân kém.

- Mắc một số bệnh lý: Đái tháo đường và suy giảm miễn dịch cũng có thể gây mùi hôi ở chân.

photo-1661923481281

Tại sao bàn chân của một số người lại có mùi hôi đến mức khiến những người xung quanh khó chịu?

Hôi chân không gây hại cho sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hàng ngày, làm mất tự tin khi giao tiếp, căng thẳng, gây mùi khó chịu, dễ gây nhiễm nấm da, nổi mụn, ngứa, bong tróc da…

2. Làm gì để kiểm soát hôi chân?

2.1.Phương pháp không dùng thuốc

Chọn giày tất phù hợp

- Giày: Chọn giày phù hợp và giữ giày khô ráo trước khi đi.

- Tất: Nên lựa chọn tất được làm từ nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, nhằm làm chậm sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm mốc. Thường xuyên giặt và phơi khô tất sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và mồ hôi.

- Bàn chân: Rửa sạch các kẽ ngón chân bằng xà phòng với nước sạch; lau khô chân sau khi tắm cũng có thể ngăn ngừa sự tích tụ của mồ hôi và vi khuẩn.

- Ngâm chân: Có thể ngâm chân với nước muối, hoặc nước giấm trong khoảng 15-20 phút/lần, 3-4 lần/tuần.

2.2.Phương pháp dùng thuốc

Trong trường hợp chân vẫn ra nhiều mồ hôi và có mùi ngay cả khi đã vệ sinh chân và giày dép, có thể cần lựa chọn một số phương pháp điều trị dưới đây:

Thuốc bôi

Một số thuốc bôi chống mồ hôi có chứa nhôm clorua hexhydrat: Bôi thuốc trực tiếp lên chân sau khi rửa sạch và lau khô chân. 

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này chỉ là biện pháp tạm thời, do đó chỉ dùng khi thật cần thiết. Ngoài ra, nếu sử dụng kéo dài, liên tục có thể gây kích ứng da, mẩn đỏ, dày sần da...

Thuốc uống

Các thuốc kháng cholinergic (oxybutynin, glycopyrrolate, propantheline...), thuốc chẹn beta (atenolol, metoprolol...) có thể được lựa chọn để điều trị ra mồ hôi chân. 

Nguyên nhân là do 2 nhóm thuốc này làm ức chế hệ thần kinh giao cảm, ức chế tiết mồ hôi trên toàn cơ thể. Tuy nhiên, thuốc có thể gây bí tiểu, khô miệng, táo bón, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, chóng mặt...

Điều trị bằng tiêm botox

Phương pháp điều trị bằng tiêm botox có hiệu quả cao trong việc giảm tiết mồ hôi chân. Botox hoạt động bằng cách ngăn chặn các dây thần kinh kích hoạt các tuyến mồ hôi.

 Tuy nhiên, tiêm vào lòng bàn chân có thể rất khó chịu, gây đau đớn, kết quả thường chỉ duy trì trong 3-4 tháng và sau đó vẫn cần phối hợp các phương pháp điều trị khác.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bổ sung chất dinh dưỡng gì khi bị sốt xuất huyết để nhanh khỏi bệnh.

DS. Vân Hoàng
(Theo medicalxpress)
Ý kiến của bạn