Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Giám đốc Trung tâm tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai, do phế quản người hen nhạy cảm với lạnh gấp nhiều lần so với người bình thường nên khi thời tiết lạnh nhanh và đột ngột làm phế quản người hen tăng thông khí, tăng co thắt gây khó thở hơn.
Ở bài viết này, PGS. TS Nguyễn Văn Đoàn sẽ tư vấn các vấn đề bệnh hen ở người già.
Hen có thể xuất hiện lần đầu ở người già không?
Mọi người thường chủ quan suốt tuổi trẻ đến tuổi trung niên không bị nên về già sẽ không mắc bệnh này. Nhưng thực tế hen có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, trong đó có tuổi già.
Triệu chứng hen ở người già bao gồm:
- Ho Khò khè
- Tức ngực
- Khó thở kèm theo triệu chứng co kéo cơ hô hấp phụ
- và một số bệnh khác như viêm loét, trào ngược dạ dày, thực quản.
Các yếu tố khởi phát nào liên quan đến hen ở người già?
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Hoạt động gắng sức
- Không khí lạnh
- Khói thuốc (Trực tiếp hút thuốc hoặc hít phải)
Hen ở người già thường nặng lên vào ban đêm
Ngước mắc bệnh hen thường khó thở về đêm, có lẽ do ban đêm nồng độ cortisol (corticoid) và adrenalin trong cơ thể giảm thấp nhất.
Hai chất này có tác dụng làm giãn phế quản; do thời gian tiếp xúc với dị nguyên nhiều hơn như: bụi nhà, nấm mốc; lông vật nuôi trong nhà…; do tư thế nằm ngủ không thuận lợi cho thông thoáng đường thở; do tăng hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản và do dịch của mũi xoang dễ chảy xuống phế quản góp phần làm tăng khó thở.
Loại thuốc nào dùng cho điều trị hen ở người già?
Mọi loại thuốc dùng để điều trị hen cho người lớn đều dùng được cho người già. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc giãn phế quản tác dụng dài khi điều trị ban đầu vì liều cao có thể gây tương tác có hại với các thuốc khác mà bệnh nhân đang sử dụng chữa bệnh khác.
Người già bị hen cần được thử nhiều loại thuốc hít, xịt và chọn loại nào mà họ thích hợp nhất.
Hen ở người già có cần quản lý không?
Rất cần.
Quản lý hen người già giống như ở người trẻ tuổi. Người già bị hen cần được tư vấn và hỗ trợ nhiều hơn do mắc nhiều bệnh mạn tính, sự tuân thủ điều trị và kỹ thuật xịt hút thuốc cần được kiểm tra, nhất là khả năng phối hợp động tác và trí tuệ của bệnh nhân bị hạn chế.
Tóm lại: Để phòng tránh bệnh hen hoặc không khởi phát cơn hen ở người già, người bệnh cần:
- Ở trong môi trường thoáng mát, tránh xa khói bụi, khói thuốc lá, thuốc lào, tránh nuôi chó mèo
- Tránh ăn các loại thức ăn có nguy cơ cao gây hen suyễn hoặc làm cho bệnh nặng thêm như: tôm, cua, ốc...
- Tập thể dục thể thao hoặc hoạt động thể lực vừa phải, phù hợp với sức khỏe. Các môn thể thao tốt cho người bệnh hen là: thể dục nhịp điệu, vươn vai hít thở thật sâu, cầu lông, bơi lội, đi bộ...
- Không nên nuôi mèo, chó trong nhà.
Mời xem video hấp dẫn:
Mách bạn 4 mẹo giúp giảm ngủ ngáy