Nguyên nhân
Viêm da dị ứng là một bệnh phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó vai trò của gen tương tác với yếu tố môi trường là cơ chế sinh bệnh chính của bệnh, các dị nguyên trong không khí như bọ nhà, lông chó, lông mèo, nấm mốc và một số dị nguyên thức ăn, thời tiết… được cho là vai trò chủ yếu trong các đợt cấp của bệnh.
Triệu chứng của bệnh
Ngứa là một triệu chứng nổi bật của viêm da dị ứng và do gãi gây ra nhiều tổn thương thứ phát khác trên vùng da bị bệnh. Các tổn thương gồm có nốt sần, vết giống ban đỏ và mụn nước, mụn nước có thể kết tụ lại tạo thành mảng; nhiều tổn thương do nhiễm khuẩn và trầy da, thể hiện thành rỉ nước và đóng vảy. Bên cạnh đó, các dấu hiệu khác của viêm da dị ứng là: xanh tím quanh miệng, xuất hiện thêm một nếp gấp nữa dưới mí mắt dưới (đường Dennie), tăng số chỉ tay, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn da, nhất là khi bị nhiễm Staphylococcus aureus. Bệnh nhân bị viêm da dị ứng thường có da khô và ngứa, một số trường hợp tăng IgE huyết thanh.
Mặc dù vị trí có thể xảy ra bất cứ nơi nào, nhưng nó xuất hiện thường xuyên nhất trên bàn tay và bàn chân, ở mặt trước của của khuỷu, phía sau đầu gối, và trên mắt cá chân, cổ tay, mặt, cổ và ngực. Viêm da dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến da quanh mắt, bao gồm cả mí mắt. Gãi có thể gây tấy đỏ và sưng quanh mắt. Đôi khi, cọ xát hoặc gãi trong khu vực này gây loang lổ lông mày và lông mi.
Viêm da dị ứng thường bắt đầu ở trẻ em trước tuổi 5 và có thể kéo dài vào tuổi trưởng thành. Đối với một số, nó phát định kỳ và sau đó sẽ giảm trong một thời gian, thậm chí lên đến vài năm. Ngứa gãi nhiều làm phát ban sây sát có thể làm cho bệnh nhân ngứa nhiều hơn.
Các biến chứng
Đa số những người bị viêm da dị ứng cũng có vi khuẩn tụ cầu đang phát triển trên da. Điều này làm triệu chứng và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường xuyên tắm nước quá nóng hoặc tắm vòi sen dài, da khô, stress hoặc thời tiết hanh khô… khiến cho bệnh tái phát hoặc nặng hơn. Nếu bệnh nhân sử dụng chất tẩy rửa, xà phòng hoặc tiếp xúc với cát bụi, khói thuốc lá, mỹ phẩm và một số loại thực phẩm như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì... cũng làm tăng thêm mức độ trầm trọng của bệnh… Đây là những yếu tố làm cho viêm da dị ứng càng nặng nề hơn khiến bệnh nhân phải nhập viện.
Khi mắc, bệnh nhân gãi nhiều do ngứa có thể phá vỡ da và gây ra lở loét và vết nứt có thể bị lây nhiễm. Một dạng nhẹ hơn của nhiễm khuẩn da là chốc lở, thường do nhiễm tụ cầu. Ở một số trường hợp nặng gãi ngứa và kéo dài có thể làm tăng cường độ của ngứa, có thể dẫn đến da thường xuyên bị trầy xước trở nên dày. Các vùng da lui bệnh có thể sống, màu đỏ hoặc đậm hơn phần còn lại của làn da. Gãi liên tục cũng có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn hoặc thay đổi màu da đây chính là viêm da thần kinh (neurodermatitis). Nếu bệnh nhân không được điều trị, có thể gây biến chứng mắt, có thể dẫn đến hư hỏng mắt vĩnh viễn. Khi các biến chứng xảy ra, ngứa trong và xung quanh mí mắt trở nên trầm trọng. Các dấu hiệu và triệu chứng của biến chứng mắt cũng bao gồm nước mắt, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng mắt, gặp bác sĩ kịp thời.
Xử trí như thế nào?
Tùy từng cơ địa và nguyên nhân gây dị ứng mà có cách xử trí khác nhau. Mỗi người cần phải xác định nguyên nhân gây dị ứng để tránh tiếp xúc với những dị nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân bị viêm da dị ứng khi thay đổi thời tiết khiến da dãn nở thất thường gây kích ứng. Thời tiết hanh khô bệnh nhân dễ bị ngứa, càng gãi thì da càng bị kích ứng và sưng tấy. Chính vì vậy, đối với người có làn da mẫn cảm với thời tiết, nhiệt độ, không nên tắm nước quá nóng. Sau khi tắm người bệnh cần dùng kem dưỡng ẩm phù hợp, tránh các thành phần dễ gây kích ứng da, tẩy rửa mạnh, bôi kem ngay từ khi mới đầu vào mùa hanh có thể hạn chế tái phát bệnh.
Thường xuyên dọn nhà, lau nhà, dọn dẹp giường chiếu để diệt lông sâu bọ và phấn hoa. Nếu nhà có nhiều cây xanh cần chú ý chu kỳ ra hoa để đóng cửa sổ kịp thời để kiểm soát chất gây dị ứng. Đối với nhà nuôi chó mèo, hàng tuần cần vệ sinh cho vật nuôi không ôm, vuốt ve và đùa nghịch với chúng mà cần nhốt, xích chúng. Bên cạnh đó, đối với người bệnh viêm da dị ứng cần tăng cường uống nước, ăn hoa quả, rau xanh để cung cấp đủ vitamin, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế sử dụng chất kích thích. Tránh một số gia vị như ớt cay, hạt tiêu... cũng là một biện pháp phòng và cải thiện được bệnh.
Lời khuyên của bác sĩ
- Ðối với cha mẹ khi trẻ có các dấu hiệu ngứa nhiều, kèm ban đỏ có thể có kèm bong da hoặc mụn nước ở vùng trán, má hoặc da đầu, cổ, cánh tay, chân nên đưa con tới khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng miễn dịch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Bệnh nhân và người chăm sóc phải nâng cao sự hiểu biết về bệnh viêm da dị ứng để tránh các nguy cơ làm bệnh nặng lên như chế độ ăn hợp lý, quần áo, vệ sinh môi trường sống xung quanh, tránh các tác hại do nghề nghiệp, không hút thuốc lá cả chủ động và thụ động.
- Viêm da dị ứng là bệnh không chữa khỏi được, chỉ có thể kiểm soát triệu chứng nên bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
- Khám lại bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu đợt cấp của bệnh không kiểm soát được tại nhà.