Trở thành thiên tài sau tổn thương cột sống
Ông Ken Walters, một kỹ sư đang rất thành công trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên vào năm 1986, lúc Walters 30 tuổi, đã gặp một tai nạn, nó đã xoay chuyển cuộc đời ông 180 độ. Tai nạn xảy ra khi ông đang làm việc ở trang trại, một cậu bé 12 tuổi đã điều khiển một chiếc xe nâng, vô tình ép Ken Walters vào tường khiến ông bị tổn thương cột sống nặng và phải ngồi xe lăn. Tưởng như đây đã là bất hạnh lớn nhất trong cuộc đời Water, đẩy ông phải gắn bó với chiếc xe lăn suốt 19 năm, vào năm 2005, một cơn đột quỵ xảy đến với ông, ông Walters được đưa vào bệnh viện. Cơn đột quỵ đã khiến Walters không thể nói chuyện rõ ràng, thậm chí ông phải giao tiếp bằng việc viết ra.
Ông Ken Walters
Trong quá trình viết ra giấy và trên máy tính, Walters bất ngờ nhận ra mình có thể biến nó thành những tác phẩm nghệ thuật. Điều ngạc nhiên là từ xưa đến nay, ông Walters chưa bao giờ giỏi về bất kỳ một môn nghệ thuật nào. Dường như bệnh đột quỵ đã làm thay đổi điều gì đó trong não của ông. Từ đó những tác phẩm nghệ thuật “có một không hai” bằng kỹ thuật số đã ra đời. Walters được các công ty máy tính hàng đầu thế giới như IBM, EA, hay Java liên hệ mua tác phẩm. Các bức ảnh bằng kỹ thuật số của ông được đăng tải trên nhiều tạp chí, phòng trưng bày nghệ thuật trên khắp thế giới.
Một tác phẩm kỹ thuật số của ông Ken Walters
Trở thành thần đồng toán học sau cơn sốt
Cô bé Sabine được báo chí nhắc đến như một “hiện tượng kỳ lạ” của y học. Vào năm 1910, khi mới 6 tuổi, Sabine cũng có một cuộc sống bình thường, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Ngay khi bắt đầu đi học, Sabine không may bị một cơn sốt cao, gây co giật, thậm chí còn bất tỉnh một thời gian dài. Những biến chứng của trận sốt đó, khiến cô bé bị giảm thị lực, không thể giao tiếp như thông thường, thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân.
Năm 13 tuổi, gia đình phát hiện ra Sabine bắt đầu có mối quan tâm đến tiền và các con số. Các bác sĩ của em sớm nhận ra, em có một khả năng kỳ đó là khả năng tính toán một cách ‘thần tốc”. Sabine có thể cộng, trừ, nhân, chia các số 2 chữ số chỉ trong vài giây, thậm chí em còn tìm ra sự logic trong các con số.
Ảnh minh họa
Trường hợp của cậu bé Jim Carollo, 14 tuổi cũng là một ví dụ. Trong một tai nạn xe hơi nghiêm trọng, mẹ của Carollo đã qua đời, em rơi vào hôn mê sâu. Bác sĩ nhận định, cậu bé sẽ sống không quá vài tuần trong tình trạng này. Tuy nhiên điều bất ngờ đã xảy ra, sau 6 tuần hôn mê trong bệnh viện, Carollo đã tỉnh dậy, và phục hồi thần kỳ. Điều lạ lùng nhất là trước khi bị tai nạn, cậu bé không hề có hứng thú với toán học, nhưng kể từ khi trở lại trường học, cậu bé Carollo học giỏi một cách đáng ngạc nhiên ở môn học này. Carollo có một trí nhớ “siêu phàm”, cậu có thể ghi nhớ mọi con số, phép tính…. Điều này giúp Carollo vượt qua mọi kỳ thi một cách dễ dàng. Đến nay dù đã gần 50 tuổi, anh vẫn có một trí nhớ hơn người như vậy. Anh có thể ghi nhớ hàng trăm chữ số trong số pi.
Những ước mơ trở thành hiện thực
Bà Pip Taylor và tác phẩm của mình
Vốn yêu thích vẽ tranh, đam mê các bức họa, bà Pip Taylor - một phụ nữ trung niên đến từ Liverpool, Anh- đã tìm tòi học vẽ. Tuy nhiên bà từng được các giáo viên của mình khuyên không nên theo nghề vẽ bởi bà không hề có năng khiếu về môn nghệ thuật này. Vụ tai nạn ngã cầu thang năm 2012 đã “biến” bà Taylor trở thành một con người hoàn toàn khác, khiến những người thân không nhận ra. Vụ tai nạn làm bà Taylor bị nứt sọ, và phải mất nhiều thời gian điều trị trong bệnh viện.
Sau khi phục hồi từ vụ tai nạn, bà Taylor bỗng trở thành một họa sĩ được nhiều người ngưỡng mộ, các bức họa của bà đều trở nên chân thực và sống động đến mức ngạc nhiên, các thầy cô giáo trước kia từng dạy bà không nhận ra học trò của mình. Các bác sĩ không thể giải thích được điều này, tuy nhiên họ cho rằng chấn thương não đôi khi giúp não bộ phát triển những kỹ năng phi thường mà chúng ta không lường hết được.