Hà Nội

Trịnh Xuân Thanh đầu thú sau gần một năm lẩn trốn: Lưới trời lồng lộng

01-08-2017 19:28 | Pháp luật
google news

SKĐS - Tháng 9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ngay sau đó Trịnh Xuân Thanh đã bặt âm vô tín và  gần 1 năm sau, Chiều 31/7, bị can Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đầu thú sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế. Việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú đã thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của toàn Đảng toàn dân không thể để tội phạm trốn thoát dù ẩn náu ở đâu bằng mọi phương cách tinh vi nào.

Theo chính sách nhân đạo của Nhà nước, Trịnh Xuân Thanh dù đầu thú cũng không thể được hưởng chính sách khoan hồng bởi anh ta không TỰ THÚ nghĩa là nhận tội khi chưa bị phát hiện. Ở trường hợp này có tình tiết tăng nặng hơn khi biết bị phát hiện đã chạy trốn gây khó khăn cho công tác điều tra. Tuy nhiên, việc ĐẦU THÚ cũng là một yếu tố có thể giảm nhẹ hơn việc bị truy nã và sa lưới bị cơ quan bảo vệ pháp luật tóm gọn và đem về quy án.

Với tội danh thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013) mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nêu cũng như Kết luận của Ban Bí thư về việc  Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở PVC. Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam dưới thời điều hành của ông Trịnh Xuân Thanh đã sử dụng vốn điều lệ đầu tư góp vốn vào các công ty con và công ty liên kết, tội trạng của Trịnh Xuân Thanh quả không hề nhẹ có thể nhận mức án cao nhất cho những hành vị phạm tội của mình.

(Ảnh: TTXVN).


Liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh, đến nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố 5 bị can tội Tham ô tài sản. Ngoài ra, 2 bị can khác bị khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trở lại vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, tại cuộc tiếp xúc cử tri ở TP Đà Nẵng vào cuối tháng 11/2016, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nói rằng sở dĩ Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài là do khi đó các cơ quan chức năng mới bắt đầu kiểm tra những hành vi có dấu hiệu phạm tội của ông ta.

Tại một cuộc họp báo cuối năm 2016 do Bộ Công an tổ chức, một lãnh đạo đại diện Tổng cục cảnh sát chia sẻ, qua rà soát cho thấy Trịnh Xuân Thanh không bỏ trốn theo con đường chính ngạch. Cơ quan này đã phối hợp với lực lượng Interpol phối hợp truy bắt kẻ đang mang lệnh truy nã.

Theo Tổng cục cảnh sát Bộ Công an cho biết một số tổ chức quốc tế như Interpol, Europol, Aseanpol và công an các nước như Nga, Mỹ, Canada, Đức, Trung Quốc... cũng vào cuộc hỗ trợ Việt Nam truy bắt tội phạm lẩn trốn.

Với nghi vấn thông tin có thể bị lộ lọt khiến Trịnh Xuân Thanh kịp bỏ trốn, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định: "Bộ đã xem xét, kết quả cho thấy không có việc đó".

Việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú là một thắng lợi của công tác Phòng chống tham nhũng. Những tin đồn thất thiết quanh vụ này như Thanh bị bắt ở đâu, tại sao bị truy nã lại xuất hiện được ở HN để đầu thú là không cần thiết, cũng cần cảnh giác với kẻ xấu lợi dụng tung tin thất thiệt quanh vụ này.


Lê Quý
Ý kiến của bạn
Tags: