Trong một thông điệp gửi tới Hàn Quốc, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói rằng ông cảm thấy "rất lấy làm tiếc" trong một thông điệp gửi tới Hàn Quốc. Đây là một động thái hiếm hoi của người đứng đầu Triều Tiên về một sự cố xảy ra giữa hai miền.
Cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc Suh Hoon dẫn thông điệp của Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho biết, ông Kim Jong-un cảm thấy rất lấy làm tiếc vì đã khiến Tổng thống Moon Jae-in và người dân Hàn Quốc thất vọng, bởi một sự việc không mong muốn và đáng tiếc đã xảy ra ngay trong thời điểm mà Hàn Quốc đang phải đối phó với đại dịch COVID-19. Trong bức thư, Bình Nhưỡng cũng cho hay nạn nhân trong vụ việc là một người Hàn Quốc, 47 tuổi, thuộc Bộ Hàng hải, người này bị bắn trong khi đang trôi dạt trên biển. Người này được mô tả là “xâm phạm trái phép vùng biển” của Triều Tiên. Một số báo cáo cho biết, có thể Triều Tiên đã hỏa táng thi thể người quá cố, tuy nhiên phía Triều Tiên bác bỏ cáo buộc này và cho biết thi thể đã không được tiifm thấy. Sự việc được cho là làm xấu đi quan hệ liên Triều vốn rạn nứt nặng nề sau khi Triều Tiên phản đối truyền đơn từ Hàn Quốc và đánh sập tòa nhà văn phòng liên lạc liên Triều hồi tháng 6.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi lời chia buồn tới gia đình người đã khuất và tái khẳng định ủng hộ Hàn Quốc trong việc điều tra chi tiết vụ việc, đồng thời yêu cầu Triều Tiên có giải thích đầy đủ. Tuy nhiên các quan chức Mỹ cũng cho rằng lời xin lỗi của Triều Tiên là một động thái bất ngờ nhưng tích cực giúp cải thiện quan hệ hai miền.
Nhà nghiên cứu cấp cao của Quỹ Di sản có trụ sở tại Washington Bruce Klingner cho biết: “Lời xin lỗi của Triều Tiên là một điều hiếm khi xảy ra”. Ông nói thêm: “Mặc dù còn nhiều điều cần được giải thích về việc liệu lời xin lỗi của Triều Tiên có thể giúp cải thiện quan hệ liên Triều hay không, nhưng các hành động tích cực trên của Bình Nhưỡng là cần thiết”.
Ông Harry Kazianis, Giám đốc cấp cao về nghiên cứu Triều Tiên tại một tổ chức tư vấn chính sách có trụ sở tại Washington lưu ý rằng lời xin lỗi của ông Kim có thể cho thấy sự nhượng bộ trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa. Kazianis nói: “Tôi nghĩ ông Kim đã cho người dân Hàn Quốc thấy một khía cạnh nhân văn hơn…. Điều đó có nghĩa là thương lượng và thỏa hiệp có thể là một khả năng ".
Tuy nhiên, chuyên gia Mỹ lưu ý rằng lời xin lỗi của ông Kim có thể xuất phát từ việc ông không muốn Triều Tiên bị cô lập thêm. "Triều Tiên và đặc biệt là cá nhân ông Kim Jong-un đang phải chịu áp lực lớn. Bình Nhưỡng không chỉ phải đối phó với các lệnh trừng phạt kinh tế mà còn cả thiệt hại do bão, thiếu hụt nông sản và cả dịch bệnh COVID-19. ", ông nói.