Triệu chứng và phương pháp hỗ trợ giảm trĩ an toàn, hiệu quả

27-11-2020 14:00 |
google news

SKĐS - Trĩ là một bệnh rất phổ biến ở nước ta và hiện đang có xu hướng tăng tỷ lệ người mắc bệnh. Tuy nhiên, nhiều người lại không hiểu rõ về bệnh này dẫn đến khi phát hiện ra bệnh đã trở nặng, xử lý tốn kém và khó khăn.

(Ảnh minh hoạ)

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ (hay còn gọi là lòi dom) là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng. Khi máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết, trong khi máu ở động mạch vẫn được đưa đến, sẽ bị ứ đọng, làm tĩnh mạch căng phồng và mỏng đi, bị sa ra ngoài tạo thành búi trĩ.

Trĩ gồm 3 dạng chính: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội: búi trĩ ở trong ống hậu môn, ít gây đau đớn, nhưng khi bệnh nặng hơn, búi trĩ sẽ trồi ra ngoài gây đau đớn, khó chịu.

Trĩ ngoại: búi trĩ ở phía ngoài hậu môn, không thể co lên gây cộm, vướng víu, khi bệnh nặng hơn kích thước búi trĩ tăng lên, lan rộng ra gây viêm nhiễm.

Trĩ hỗn hợp: là trường hợp người bệnh mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại cùng lúc.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Để phát hiện và xử lý sớm căn bệnh khó nói này thì bạn cần chú ý những triệu chứng thường gặp sau:

Đại tiện ra máu tươi

Đây là triệu chứng tiêu biểu nhất của bệnh trĩ. Búi trĩ mới hình thành sưng và xung huyết bên trong hậu môn, khi đi cầu, phân cọ vào sẽ chảy máu. Ban đầu chỉ thấy máu dính trên phân hay trên giấy vệ sinh, sau đó nặng hơn máu nhỏ giọt hay bắn thành tia, nhiều khi vận động mạnh máu cũng chảy ra.

Đau rát hậu môn

Khi đại tiện ra máu sẽ dẫn đến hiện tượng đau rát hậu môn. Phân cứng cọ vào búi trĩ bị xung huyết sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau và nóng rát ở vùng hậu môn.

Sa búi trĩ

Sau một thời gian đi cầu ra máu, búi trĩ phát triển và sa ra ngoài. Ban đầu búi trĩ sa ra ngoài có thể tự co lên, sau đó không thể tự co nữa mà phải dùng tay đẩy lên, nặng hơn nữa là dùng tay đẩy búi trĩ cũng không lên dẫn đến tình trạng tắc mạch, sa nghẹt trĩ. Nếu không vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, khu vực hậu môn sẽ bị nhiễm trùng, có khả năng bị hoại tử.

Chảy dịch

Vì trong hậu môn luôn tiết dịch để việc đi vệ sinh trơn tru hơn, việc sa búi trĩ khiến hậu môn bị hở, chất dịch theo phân chảy ra khiến vùng hậu môn lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu.

Ngứa hậu môn

Vì hậu môn chảy dịch gây ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Nếu bạn ngồi lâu thường xuyên, uống ít nước, bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính, béo phì, mang thai, ăn ít rau, làm việc nặng thường xuyên, hoặc bị sa tử cung ở phụ nữ thì có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.

Biện pháp khắc phục bệnh trĩ

Nhiều người do chủ quan và cũng có phần xấu hổ nên khi thấy những triệu chứng của bệnh trĩ đã không xử lýngay khiến bệnh nặng hơn. Bệnh trĩ không chỉ gây đau đớn, phiền toái trong sinh hoạt mà còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm như thiếu máu do đại tiện ra máu quá nhiều, nhiễm trùng máu, tình trạng sa trĩ mạch, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn.

Ở nữ giới, hậu môn khá gần cơ quan sinh dục nên nếu không vệ sinh cẩn thận tình trạng viêm nhiễm sẽ lan sang gây viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt phụ nữ mang thai và sau sinh là đối tượng dễ bị trĩ tấn công nên cần chọn cách đẩy lùi bệnh trĩ cho bà bầu an toàn hiệu quả và phương pháp phù hợp để thoát khỏi nỗi sợ bị trĩ sau sinh.

Khi thấy triệu chứng bị bệnh trĩ thì tốt nhất nên đi khám sớm để xem mức độ bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Để mau khỏi bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bị bệnh trĩ nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ, sắt, magie như cam, quýt, khoai lang, rau xanh… Bệnh trĩ nên kiêng đồ ăn cay nóng, đồ dầu mỡ, đồ ngọt, nước có ga, chất kích thích,…  Tập các bài tập phòng ngừa bệnh trĩ, nâng cao sức khỏe như tập yoga, tập kegel,…  giúp tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường hệ tiêu hóa, chống táo bón, trĩ.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử: suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 1900 1259 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Truy cập chuyên trang "http://bacsitri.com" để tìm hiểu thêm về bệnh trĩ, táo bón

TÌM HIỂU NGAY

Số GPQC: 01526/2017/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn