Triệu chứng điển hình của lupus ban đỏ và cách hỗ trợ

27-04-2022 14:45 | Y học 360

Lupus ban đỏ là bệnh mạn tính. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh nhưng có thể giảm triệu chứng bằng nhiều cách khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu để biết cách phát hiện sớm lupus ban đỏ và giải pháp hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng bệnh.

Triệu chứng điển hình của lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ (SLE) khó có thể phát hiện sớm vì đây là bệnh phức tạp với nhiều triệu chứng tiến triển từ từ. Khi mắc lupus ban đỏ, có một số triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với bệnh khác như sốt, mệt mỏi, sụt cân, đông máu và rụng tóc. Người bệnh cũng có thể bị ợ chua, đau dạ dày, máu lưu thông kém đến các ngón tay và ngón chân. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu điển hình của lupus ban đỏ bao gồm:

- Lở miệng: có thể kéo dài từ vài ngày đến hơn một tháng.

- Viêm khớp: đau và sưng kéo dài vài tuần ở hai hoặc nhiều khớp.

- Viêm phổi hoặc tim: sưng tấy mô lót phổi (gọi là viêm màng phổi) hoặc tim (viêm màng ngoài tim), gây đau tức ngực khi người bệnh hít thở sâu.

- Thận: xét nghiệm máu, protein trong nước tiểu cho thấy chức năng thận kém.

- Thần kinh: co giật, đột quỵ hoặc rối loạn tâm thần (vấn đề sức khỏe tâm thần).

- Phát ban: phát ban hình cánh bướm trên má với các mảng hình tròn hoặc bầu dục. Tình trạng phát ban trên da nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu.

Triệu chứng điển hình của lupus ban đỏ và cách hỗ trợ - Ảnh 1.

Phát ban hình cánh bướm là triệu chứng của lupus ban đỏ

Cách điều trị lupus ban đỏ phổ biến

Hiện tại, không có cách chữa khỏi SLE. Các phương pháp điều trị tập trung vào việc giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Điều trị bằng thuốc

Tùy vào triệu chứng lupus ban đỏ mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau. Một số loại thuốc hay được sử dụng bao gồm:

Thuốc trị sốt rét: Thuốc Hydroxychloroquine trị sốt rét được khuyên dùng cho những người mắc lupus ban đỏ. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị viêm khớp liên quan đến lupus, giảm mệt mỏi, phát ban, lở miệng và ngăn ngừa bùng phát.

Corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch: Người bệnh gặp vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng như viêm thận, phổi hoặc tim có thể được chỉ định dùng corticosteroid liều cao như prednisone hay các loại thuốc khác ức chế hệ thống miễn dịch. Một số thuốc ức chế miễn dịch như Azathioprine, Mycophenolate mofetil, Methotrexate, Cyclophosphamide và Rituximab,...

Khi sử dụng thuốc có thể gặp các tác dụng không mong muốn. Prednisone làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng cân, rạn da, huyết áp cao, loãng xương (xương mỏng), trầm cảm, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, prednisone là một trong những thuốc có tác dụng nhanh và hiệu quả để điều trị lupus ban đỏ cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa tổn thương cho cơ thể. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác cũng được sử dụng như:

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

- Thuốc sinh học như belimumab (Benlysta).

Chất làm loãng máu (warfarin).

Thay đổi chế độ ăn uống

Người bệnh lupus ban đỏ nên ăn nguồn protein từ cá, đậu và các loại rau họ đậu vì chúng chứa nhiều vitamin B, chất xơ và sắt. Bên cạnh đó, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề sau:

- Hạn chế lượng natri.

- Hạn chế ăn quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

- Sử dụng thực phẩm tươi. Tránh thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn.

- Ăn thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây và bánh mì nguyên cám.

- Ăn thực phẩm ít phốt pho như trái cây tươi và rau quả.

Triệu chứng điển hình của lupus ban đỏ và cách hỗ trợ - Ảnh 2.

Chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh lupus ban đỏ

Kim Miễn Khang: 

Giải pháp thảo dược hỗ trợ hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng bệnh Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, để hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng bệnh, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Miễn Khang chứa thành phần chính sói rừng.

Từ xa xưa, thảo dược này đã được cha ông ta dùng làm thuốc để điều trị nhiều bệnh khác nhau, giúp giảm triệu chứng viêm, đau, ngăn ngừa tổn thương. Nghiên cứu năm 2009 tại Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc kết luận rằng: Dịch chiết của cây sói rừng có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch của chuột qua việc tăng số lượng và tỷ lệ các tế bào miễn dịch. Không chỉ vậy, Kim Miễn Khang còn chứa nhiều thành phần thảo dược quý khác tác động vào bệnh lupus ban đỏ theo 2 cơ chế:

- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm, đau rát, ngứa ngáy, hỗ trợ cải thiện những tổn thương trên da nhờ các thảo dược như: cao nhàu, chiết xuất nhũ hương, cao bạch thược, cao thổ phục linh.

- Giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch nhờ các thảo dược: cao sói rừng, cao hoàng bá, cao nhàu. Đây là những thảo dược giúp tác động vào nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh tự miễn (hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, tự miễn dịch).

Để đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên uống Kim Miễn Khang ngày 2 lần, mỗi lần 4 - 5 viên, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Dùng liên tục 1 đợt từ 3 - 6 tháng. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lối sống khoa học, người bệnh nên kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang để hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng bệnh. Để được giải đáp thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ 024. 38461530 – 028. 62647169.

Sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: Số 171 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.



Minh Anh
Ý kiến của bạn