Hà Nội

Triệu chứng, dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

25-11-2020 20:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tình trạng khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ tăng dần theo thời gian, bệnh nhân sẽ bị hạn chế trong công việc, lao động, sinh hoạt vì khó thở.

Nếu không điều trị, bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ có những đợt bệnh trở nặng, làm cho bệnh nhân khó thở nhiều hơn, có thể dẫn đến nhập viện và tử vong. Vậy đâu là triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính? Làm gì khi có dấu hiệu bệnh?

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra những tác động lên đường thở với các dấu hiệu trực tiếp ở hệ thống hô hấp, cụ thể là:

- Tình trạng ho mạn tính, kéo dài

- Ho có đờm, đờm có màu trắng, màu vàng xám, màu xanh lá cây thậm chí đôi khi có thể thấy đờm kèm máu

- Bị nhiễm trùng đường hô hấp và tái đi tái lại tình trạng cúm, cảm lạnh

- Khó thở, thở gấp sức, thở gấp

- Ngực có cảm giác thắt chặt, đau

- Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài

- Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh

Đây là những triệu chứng ban đầu sẽ bắt gặp ở người bệnh khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Những dấu hiệu này thường bị người bệnh chủ quan và không có định hướng khám và điều trị dứt điểm.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần điều trị tại bệnh viện ngay khi thấy có các triệu chứng nặng như:

- Khó thở đến nỗi không thể nói chuyện

- Móng tay, chân hoặc môi người bệnh chuyển màu xanh, màu xám- điều này chứng tỏ nồng độ oxy trong máu thấp

- Có tình trạng rơi vào trạng thái lơ mơ

- Nhịp tim nhanh, rất nhanh

Các triệu chứng ở giai đoạn đầu kể trên ngày càng nặng, mặc dù đã được điều trị trước đó.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính

Ngoài các dấu hiệu nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì khi thăm khám tại chuyên khoa, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đo chức năng thông khí (thường được yêu cầu để khẳng định chẩn đoán khi có FEV1/FVC sau test giãn phế quản < 70%). Một số xét nghiệm khác cũng có thể phải thực hiện:

- Xquang phổi

- Thể tích phổi và độ khuếch tán

- Độ bão hòa oxy và khí máu động mạch

- Tầm soát thiếu Alpha-1 Antitrypsin: Thiếu Alpha-1 Antitrypsin là bệnh hiếm gặp ở Việt Nam. Định lượng alpha-1 Antitrypsin thực hiện trên người bệnh COPD < 45 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc COPD.

Ai có nguy cơ mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease - COPD) là tình trạng tắc nghẽn đường thở mạn tính và không hồi phục.

Dãn phế quản (manual clinical) là tình trạng dãn kéo dài và không hồi phục khẩu kính của phế quản dưới phân thùy. Theo nghiên cứu cho thấy 29% chẩn đoán COPD có dãn phế quản. Phổi tắc nghẽn mạn tính có dãn phế quản sẽ khiến bệnh phức tạp và khó điều trị kiểm soát hơn.

Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh lý này bao gồm:

- Gene

- Tiếp xúc với khói thuốc, bụi nghề nghiệp, ô nhiễm không khí trong nhà như khói bếp, chất đốt sinh khối

- Ô nhiễm không khí ngoài đường

- Quá trình phát triển của phổi: giới, tuổi, bệnh nhiễm trùng hô hấp, tình trạng kinh tế xã hội, tăng tính phản ứng đường thở/ hen phế quản, viêm phế quản mạn tính

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Những điểm chính mà người bệnh cần lưu ý trong quá trình quản lý, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:

- Cai thuốc: hút thuốc có khả năng rất lớn ảnh hưởng tới tiến triển tự nhiên của bệnh. Người bệnh bắt buộc phải bỏ thuốc nếu muốn kiểm soát tốt bệnh.

- Tất cả các bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính đều có lợi từ việc tập luyện và nên khuyến khích người bệnh duy trì hoạt động.

- Điều trị thuốc phù hợp giúp làm giảm triệu chứng COPD, giảm tần xuất và độ nặng các đợt cấp, cải thiện tình trạng sức khỏe chung và khả năng gắng sức.

- Hiện tại không có thuốc điều trị nào có thể làm thay đổi tiến trình xấu đi của chức năng phổi, đồng nghĩa với việc điều trị kiểm soát là chính, bệnh không khỏi được và diễn tiến bệnh tăng nặng theo thời gian. Làm giảm mức độ tiến triển tăng nặng bệnh là mục tiêu hàng đầu.

- Tiêm vắc xin phòng cúm và phế cầu định kỳ hàng năm.

- Kiểm soát các bệnh đồng mắc: Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, loãng xương, nhiễm trùng hô hấp, lo lắng, trầm cảm, đái tháo đường, ung thư phổi… Các bệnh đi kèm này có thể ảnh hưởng tới tỉ lệ tử vong, tỉ lệ nhập viện và nên được xem xét thường xuyên và điều trị phù hợp.

Phối hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong kiểm soát phổi tắc nghẽn mạn tính

Trong khi y học hiện đại phân tách viêm phế quản, hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính thành những căn bệnh khác nhau thì theo Y học cổ truyền lại coi viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc thể "háo suyễn".

Nguyên tắc điều trị háo suyễn theo Y học cổ truyền là phò chính, khu tà. Sách Nội Kinh đã chỉ rõ: “Tà chi sở tấu, chính khí bất an”. Sau khi cắt cơn, tiếp tục điều trị “phò chính”, làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao, bệnh ổn định, không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống.

Điều trị các bệnh mạn tính theo quan niệm của Y học cổ truyền không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, nhằm tạo ra tác dụng bền vững, lâu dài.

Với trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính, thực chất không chỉ là vấn đề ở đường hô hấp mà là bệnh của toàn thân với những biểu hiện tập trung ở đường hô hấp, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và sự tăng tiết chất nhầy.

Do vậy, điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính, ngoài làm giảm ho, trừ đờm, Đông y gọi là Tả, Tây y gọi là giảm triệu chứng, thì Đông y còn chú trọng tới tác dụng Bổ và khôi phục được chức năng của các tạng phủ liên quan như Tỳ, Phế, Thận.

Phối hợp Đông y và Tây y trong điều trị kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện đang là xu thế chung được nhiều chuyên gia đầu ngành khuyến cáo.

Hãy chủ động thăm khám và điều trị sớm khi có những triệu chứng đầu tiên của phổi tắc nghẽn mạn tính. Điều trị đúng thôi chưa đủ để kiểm soát bệnh, cần điều trị sớm nhất có thể để hạn chế những biến chứng đáng tiếc và nguy cơ xấu đi của chức năng phổi theo thời gian.

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35.

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Ý kiến của bạn