Aspirin - còn được gọi là axit acetylsalicylic - được coi là an toàn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc này để giảm đau trong một thời gian dài hoặc liều lượng quá cao, có thể gây loét dạ dày.
Aspirin có thể dẫn đến loét dạ dày.
1.Triệu chứng cảnh báo loét dạ dày do thuốc
Theo Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS), aspirin có thể gây loét dạ dày hoặc ruột, đặc biệt nếu dùng thuốc trong thời gian dài hoặc với liều lượng lớn.
Loét dạ dày là một vết loét phát triển trong niêm mạc của dạ dày. Khi bị loét dạ dày, bạn có thể gặp một hoặc cả bốn triệu chứng sau:
Khó tiêu có thể dẫn đến ợ chua, ợ hơi và xì hơi, ngoài ra còn dẫn đến dịch có vị đắng trong miệng. Những triệu chứng này thường xảy ra sau khi bạn uống rượu hoặc ăn xong.
Ợ chua mô tả cảm giác nóng ran ở ngực do axit dạ dày trào lên cổ họng. Thông thường, khi bị viêm loét dạ dày, vùng bụng sẽ xuất hiện "đau rát hoặc đau nhói".
Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) cho biết, cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, và thường bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn.
Bạn nên đến gặp bác sĩ đa khoa nếu bạn gặp các triệu chứng dai dẳng hoặc cảm thấy cơn đau nhói ở bụng và ngày càng trở nên tồi tệ hơn, hoặc đi ngoài ra phân sẫm màu, dính, giống như hắc ín…
Nếu tại bất kỳ thời điểm nào, bạn nôn ra máu, có thể có màu đỏ tươi hoặc nâu sẫm, tương tự như bã cà phê… cần được cấp cứu kịp thời.
Loét dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng ợ chua
Loét dạ dày cũng có thể dẫn đến buồn nôn
2.Điều trị loét dạ dày do thuốc như thế nào?
Để điều trị loét dạ dày do dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm acid dạ dày (yếu tố gây loét).
Các thuốc như: Omeprazole, pantoprazole và lansoprazole là những PPI được sử dụng phổ biến nhất để điều trị loét dạ dày. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Mặc dù nhẹ, những tác dụng phụ này có xu hướng qua đi sau khi điều trị xong.
Bạn có thể được khuyên sử dụng paracetamol thay vì aspirin hoặc một loại thuốc giảm đau khác được gọi là chất ức chế COX-2.
Đối với những người bắt buộc phải dùng thuốc aspirin để điều trị một tình trạng sức khỏe khác, điều trị lâu dài bằng PPI có thể được khuyến khích.
Mời độc giả xem thêm video:
Mùa lạnh đừng để viêm phổi tấn công | SKĐS