Triển vọng 'lợi ích kép' từ vùng trồng dược liệu cát cánh ở Lào Cai

08-09-2023 07:40 | Thời sự

SKĐS - Nhiều năm trước, người dân ở xã Tả Van Chư - Bắc Hà - Lào Cai mỗi năm vẫn chỉ trông chờ vào ruộng ngô, cây lúa. Song từ khi cây dược liệu cát cánh xuất hiện, mọi thứ thay đổi. Không chỉ kinh tế, thói quen canh tác lạc hậu cũng dần được thay thế bởi hình thức kỹ thuật cao theo tiêu chuẩn quốc tế...

Cây dược liệu cát cánh với "lợi ích kép" đã, đang được "kì vọng" là cây trồng chủ lực xóa nghèo, góp sức đổi thay diện mạo nông thôn và chính cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Năm 2013, Chính phủ ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu tới 2020 định hướng 2030, tạo những chính sách riêng cho cây dược liệu. Trong 8 vùng quy hoạch trồng dược liệu có thế mạnh, phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái đáp ứng nhu cầu thị trường, vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới, Bắc Hà được quy hoạch để phát triển 12 loài dược liệu bản địa và nhập nội.

Cây dược liệu là một trong 5 cây trồng chủ lực của tỉnh Lào Cai theo Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa. Hiện các vùng trồng cây dược liệu đang tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Tỉnh có nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp dược như: ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển sản xuất thuốc dược liệu mang thương hiệu quốc gia.

Triển vọng 'lợi ích kép' từ vùng trồng dược liệu cát cánh ở Lào Cai - Ảnh 1.

Thung Lũng dược liệu cát cánh thôn Lả Dì Thàng (xã Tả Văn Chư, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai). Ảnh: Khuất Linh

Bắc Hà có không khí trong lành, thuận lợi cho cát cánh sinh trưởng và phát triển tự nhiên, từ đó cung cấp nguồn dược liệu sạch cho sản xuất. Cách đây gần 10 năm, nông dân vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) biết đến cây dược liệu cát cánh. Khi ấy, diện tích chỉ có 5.000 m2, giờ đã tăng lên gần 120 ha. Toàn bộ diện tích đều được trồng trong quy hoạch và theo đặt hàng của các công ty dược. Mỗi ha cát cánh thu hoạch khoảng một tấn củ tươi, cho giá trị 100-120 triệu đồng, đời sống của bà con được cải thiện rõ rệt.

Tại xã vùng cao Tả Van Chư, thủ phủ cây dược liệu cát cánh của huyện Bắc Hà. Tả Van Chư cũng là điển hình của huyện Bắc Hà với vùng quy hoạch trồng dược liệu cát cánh mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân rất là cao. Gia đình ông Giàng Seo Giáo ở thôn Lả Gì Thàng là hộ đầu tiên và cũng là hộ trồng nhiều cây dược liệu nhất xã khi đã tham gia mô hình trồng cây cát cánh lấy giống của huyện từ vụ đông xuân 2017- 2018. Niên vụ 2021- 2022, gia trồng 1,2 ha cây cát cánh.

Ông cho biết: Cuối tháng 12/2022 và đầu tháng 1/2023, cán bộ huyện, xã xuống hướng dẫn thu hoạch, cán bộ trung tâm dịch vụ tổng hợp nông nghiệp huyện đến tận nhà cân mua với giá cao ổn định như trước với mức 20 ngàn đồng/kg củ tươi, nhà bán được hơn 110 triệu đồng, gấp 5-6 lần so với trồng ngô. Vụ đông- xuân 2022- 2023, gia đình tiếp tục duy trì diện tích trồng hơn 1 ha cây dược liệu cát cánh như các vụ trước; hiện nhà đã cày, bừa, đánh luống, làm xong đất trồng; bắt đầu trồng và cuối tháng 2 này sẽ trồng xong".

Hiệu quả kinh tế được chứng minh, cán bộ khuyến nông huyện Bắc Hà rút dần sự hiện diện trên ruộng đồng. Huyện cũng giảm các chính sách bao cấp, để bà con tự đầu tư, mua màng che phủ, chọn hạt giống cho mùa sau. Phía huyện chỉ còn đảm nhiệm phần ký kết hợp đồng với các công ty giúp bà con bao tiêu sản phẩm hằng năm.

Nông dân thấy lợi, muốn mở rộng diện tích trồng, nhưng Bắc Hà định hướng không sản xuất ồ ạt mà theo đơn đặt hàng hằng năm của các doanh nghiệp dược. Có thể nói, cây cát cánh từ chỗ phải nhập khẩu thì nay đã được trồng trong nước với chất lượng quốc tế quy định.

Bà con trồng dược liệu ở Bắc Hà hiện nay đã yên tâm, tin tưởng trồng và mở rộng diện tích, vì không phải lo lắng về đầu ra cho sản phẩm củ tươi. Huyện đã giao cho trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện thu mua, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cho bà con với giá cả ổn định

TS. Nguyễn Minh Khởi - Viện Dược liệu - cho biết: Từ năm 2011 đến nay, thông qua Chương trình Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen cấp Quốc gia, Viện Dược liệu đã chủ trì và phối hợp nghiên cứu trên một số đối tượng: Đảng sâm Việt Nam, hà thủ ô đỏ, ngũ vị tử, sâm Ngọc Linh, bạch truật, sâm bố chính, cát cánh, độc hoạt, kim ngân, huyền sâm.

Sản phẩm đạt được từ các nhiệm vụ này là cơ sở dữ liệu về phân bố và đa dạng nguồn gen cây thuốc, vườn giống gốc, tiêu chuẩn giống, mô hình nhân giống, mô hình trồng và sơ chế dược liệu. Kết quả đạt được từ các nhiệm vụ này là tiền đề cho việc nhân rộng mô hình trồng ở quy mô lớn hơn nhằm phát triển vùng nguyên liệu làm thuốc cho địa phương.

Vụ cháy chung cư mini: Đánh giá nguy cơ di chứng thần kinh của nam bệnh nhân thở máy, điều trị tâm lý các trường hợp khácVụ cháy chung cư mini: Đánh giá nguy cơ di chứng thần kinh của nam bệnh nhân thở máy, điều trị tâm lý các trường hợp khác

SKĐS - Đến chiều nay 18/9, sức khỏe của các bệnh nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ đã có nhiều tiến triển. Riêng nam bệnh nhân nặng nhất tại Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục thở máy, đánh giá nguy cơ di chứng thần kinh; các trường hợp khác được điều trị liệu pháp tâm lý...


Nguyễn Nam
Ý kiến của bạn