Hà Nội

Triển vọng loại vaccine mới có thể chống lại COVID-19 nghiêm trọng ở nhóm người suy giảm miễn dịch

22-04-2022 15:30 | Vaccine

SKĐS - Kết quả tạm thời của nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng, một loại vaccine mới CoVac-1, có thể giúp chống lại COVID-19 nghiêm trọng ở nhóm người suy giảm miễn dịch…

Vaccine COVID-19 mới dựa trên peptide tạo ra phản ứng miễn dịch tế bào T

Tế bào T (hay còn gọi là tế bào lympho T) là một dạng tế bào miễn dịch, có nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện và tiêu diệt các tế bào mầm bệnh hoặc nhiễm bệnh.

Tế bào B là một loại tế bào bạch cầu trong tuần hoàn. Chúng là một trong hai loại tế bào lympho. Chức năng chính của tế bào B là tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh. Do đó, các tế bào này là một thành phần của miễn dịch thích ứng.

Theo kết quả được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AACR) mới đây tại New Orleans cho biết, CoVac-1, một loại vaccine mới chống lại SARS-CoV-2, gây ra các phản ứng miễn dịch tế bào T ở 93% bệnh nhân bị thiếu hụt tế bào B, bao gồm nhiều bệnh nhân bị bệnh bạch cầu và ung thư hạch.

photo-1650605578824

Tế bào T là một dạng tế bào miễn dịch.

TS Juliane Walz, tác giả cao cấp của nghiên cứu và là giáo sư về liệu pháp miễn dịch dựa trên peptide tại Bệnh viện Đại học Tübingen (Đức) cho biết: CoVac-1 hiện là ứng cử viên vaccine dựa trên peptide duy nhất được phát triển và đánh giá đặc biệt ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Miễn dịch qua trung gian tế bào T là không thể thiếu để phát triển các đáp ứng bảo vệ chống virus và bằng chứng trước đây đã chỉ ra rằng tế bào T có thể chống lại COVID-19 ngay cả khi không có kháng thể trung hòa.

Trong khi tiêm chủng tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại SARS-CoV-2, nhưng ở những người bị suy giảm miễn dịch (trong đó có người bệnh ung thư máu) do phác đồ điều trị ngoài tiêu diệt các tế bào ác tính, có thể sẽ làm hỏng cả các tế bào miễn dịch khỏe mạnh, đặc biệt là tế bào B. Do đó, đáp ứng miễn dịch với vaccine ở nhóm người này thường giảm.

Theo các nhà nghiên cứu, các phản ứng miễn dịch của tế bào T chống lại SARS-CoV-2 có tầm quan trọng đặc biệt đối với những bệnh nhân bị thiếu hụt tế bào B, những người phát triển các phản ứng kháng thể rất hạn chế sau khi bị nhiễm trùng hoặc tiêm chủng.

Tuy nhiên, việc thiết kế một loại vaccine để kích thích tế bào T, đòi hỏi phải lựa chọn cẩn thận các kháng nguyên SARS-CoV-2, các mẩu protein nhỏ của virus có thể kích thích các tế bào miễn dịch...

Kết quả khả quan từ các nghiên cứu

photo-1650605584363

Các nhà nghiên cứu hy vọng loại vaccine mới sẽ bảo vệ những người suy giảm miễn dịch khỏi COVID -19 nghiêm trọng

Các nhà nghiên cứu trước đây đã thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả sơ bộ của CoVac-1 ở những người không bị suy giảm miễn dịch và phát hiện ra rằng tất cả những người được tiêm vaccine đều duy trì phản ứng tế bào T mạnh mẽ ba tháng sau khi tiêm chủng, bao gồm cả phản ứng chống lại Omicron và các biến thể SARS-CoV-2 cần quan tâm khác, với tác dụng phụ toàn thân tối thiểu. Những kết quả này đã tạo nền tảng cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I / II, kiểm tra hiệu quả của vaccine trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Trong giai đoạn I của thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 14 bệnh nhân bị thiếu hụt tế bào B, trong đó có 12 bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch. Các bệnh nhân được dùng một liều CoVac-1 duy nhất và được theo dõi đến sáu tháng về tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch. Đáng chú ý, 64% bệnh nhân trong nghiên cứu này trước đó đã được tiêm vaccine COVID-19 (được phê duyệt) nhưng không tạo được phản ứng miễn dịch dịch thể.

14 ngày sau khi tiêm chủng, phản ứng miễn dịch tế bào T được quan sát thấy ở 71% bệnh nhân, tăng lên 93% bệnh nhân ở 28 ngày sau khi tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu đã đo hiệu lực của các phản ứng tế bào T do CoVac-1 tạo ra và nhận thấy các tế bào này tăng đột biến ở những bệnh nhân thiếu tế bào B sau khi tiêm vaccine mRNA.

Mời độc giả xem thêm video:

"Yêu" được không nếu đau cổ vai gáy?


Ngọc Bích
(Theo aacr, drugs)
Ý kiến của bạn