Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Phát triển cây đặc sản giúp người dân nâng cao thu nhập

03-12-2023 09:05 | Xã hội

SKĐS - Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) triển khai Dự án 3, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình MTQG 1719.

Trong thực hiện một số nội dung triển khai Dự án 3, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa xác định chọn cây quýt hoi là cây thế mạnh của địa phương để tuyên truyền, vận động bà con đầu tư phát triển, kết hợp làm du lịch cộng đồng.

Quýt hoi (hay còn gọi là quýt hôi) là loài cây bản địa, mọc tự nhiên trên sườn núi cao có hương thơm đặc biệt. Đây là loại dược liệu quý nên người dân thường dùng vỏ quýt làm trà uống chữa bệnh ho hen.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Phát triển cây đặc sản giúp người dân nâng cao thu nhập- Ảnh 1.

Bá Thước xác định chọn cây quýt hoi là cây thế mạnh của địa phương.

Khi Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án "Phục tráng và xây dựng giống quýt hoi Bá Thước", huyện Bá Thước đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện Đề án với quy mô 4 ha 3.000 cây quýt tại thôn 3, xã Ban Công và thôn Éo Kén, xã Thành Sơn. Bà con được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống quýt hôi sạch bệnh, kỹ thuật trồng mới, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Sau 3 năm, các thế hệ F1, F2 cây quýt hôi sinh trưởng, phát triển tốt và cho kỳ thu hoạch lứa đầu tiên đạt sản lượng 1 tấn/ha, thu về 30 triệu đồng/ha.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Phát triển cây đặc sản giúp người dân nâng cao thu nhập- Ảnh 2.

Một số sản phẩm từ quả quýt hoi.

Nhận thấy cây quýt hôi có giá trị kinh tế cao, những năm gần đây, huyện Bá Thước xác định phát triển cây quýt hôi bản địa trở thành cây hàng hóa. Huyện Bá Thước đã vận động người dân trồng cây quýt hôi, đồng thời tuyên truyền, hỗ trợ bà con chăm sóc, tỉa cành, bón phân đúng quy trình và thời kỳ. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có gần 800 hộ trồng quýt hôi trên diện tích 80 ha, tập trung tại các xã Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Cao, Cổ Lũng, Lũng Niêm… Trung bình, 1ha quýt cho thu hoạch bình quân 6 tấn/năm, thu nhập 90 triệu đồng, một số vườn quýt sản lượng trên 10 tấn/năm, cho thu nhập 150-180 triệu đồng.

Các sản phẩm làm từ quả quýt hôi được khách du lịch rất ưa chuộng, thường mua về làm quà. Hiện nay, huyện có một sản phẩm trà quýt hôi đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Thời gian tới, huyện Bá Thước sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng quýt; đồng thời, tìm thêm đầu ra cho sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đưa các sản phẩm chế biến từ quýt hôi trở sản phẩm hàng hóa đặc trưng của vùng núi cao Bá Thước.

Thanh Hóa bước đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 có hiệu quảThanh Hóa bước đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 có hiệu quả

SKĐS - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo thực hiện bước đầu đạt được những hiệu quả tích cực.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chương trình vinh danh Vì sự phát triển dược liệu Việt.



Gia Hân
Ý kiến của bạn