Trị viêm đại tràng mạn bằng y học cổ truyền

SKĐS-Viêm đại tràng mạn tính là hội chứng viêm mạn của bộ phận hay toàn bộ đại tràng. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc trị bệnh viêm đại tràng mạn rất hiệu nghiệm.

Các thể bệnh viêm đại tràng mạn

Trị viêm đại tràng mạn bằng Y học cổ truyền - Ảnh 1.

Hoa kinh giới sao đen trị viêm đại tràng mạn thể thấp nhiệt.

Biểu hiện bệnh viêm đại tràng mạn

Biểu hiện rối loạn sinh bệnh lý ở đại tràng và trực tràng. Viêm đại tràng mạn có hai thể: Viêm đại tràng hơi và viêm đại tràng thối.

- Viêm đại tràng hơi: Bệnh nhân sôi bụng nhiều, đánh hơi không thối. Sờ vào hố chậu phải và đại tràng lên thấy đau; phân sệt tăng toan mạnh, có nhiều thớ cenluloza và thớ thịt chưa tiêu.

- Viêm đại tràng thối: Bệnh nhân ít đau bụng hơn, phân ít hơn, láng bóng và rất thối. Đi ngoài rát buốt hậu môn. Sờ vùng hố chậu trái, có thể thấy từng chuỗi phân cứng.

Viêm đại tràng ít nhiều có kèm theo sốt, rối loạn dinh dưỡng, thiếu máu nhược sắc và suy nhược toàn thân. Mót đi ngoài nhiều lần (3 - 5 lần), phân ít, kèm theo chất nhày, máu, mủ…

Theo y học hiện đại, viêm đại tràng có nhiều thể: Viêm đại tràng chức năng (viêm đại tràng hơi); viêm đại tràng thực thể: Do ký sinh trùng đường ruột (amip, trùng roi), vi khuẩn, nấm, loét và chảy máu; do lao…

Chữa viêm đại tràng mạn theo thể bệnh

Trị viêm đại tràng mạn bằng Y học cổ truyền - Ảnh 2.

Trắc bách sao đen trị viêm đại tràng mạn.

Thấp nhiệt (viêm trực tràng, chảy máu, trĩ)

Triệu chứng: Huyết ra đỏ tươi, không có phân sau đại tiện hoặc huyết ra trước phân, rêu lưỡi vàng nhợt, mạch nhu sác.

Phép chữa: Thanh hóa thấp nhiệt (làm cho mát và hóa thấp nhiệt).

Bài thuốc:

Bài 1: Hoa kinh giới sao đen 30g, trắc bách sao đen 30g, hòe hoa sao đen 30g, chỉ xác (bỏ ruột) 20g. Sấy khô, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 - 10g. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần uống 2 - 6 g.

Bài 2: Rau sam sao 40g, cỏ nhọ nồi sao đen 40g, đậu đỏ sao chín 40g, hòe hoa sao đen 80g. Sắc lấy 250 ml. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 50 - 100ml.

Bài 3: Rau má 12g, cam thảo 4g, hòe hoa sao đen 8g, chi tử sao đen 8g, hoa kinh giới sao đen 8g, trắc bách sao đen 10g, chỉ xác 6g, kim ngân hoa 8g, bồ công anh 12g. Đổ 600 - 700 ml nước, sắc lấy 200 ml. Chia uống 2 lần trong ngày.

Bài 4: Nha đảm tử 50 hạt, bách thảo sương 50g. Tán bột mịn, thêm hồ làm viên, viên bằng hạt đậu xanh. Người lớn mỗi lần uống 15 - 20 viên. Trẻ em trên 5 tuổi, mỗi lần uống 1 viên, cách 3 - 4 giờ uống 1 lần với nước ấm.

Bài 5: Bách bộ sao 2kg, vỏ rễ dâu 2 kg, rượu trắng 500ml, đường cát 1 kg. Nấu thành cao lỏng, cho đường vào khuấy cho tan, để nguội rồi cho rượu vào. Người lớn, ngày uống 2 lần (sáng chiều), mỗi lần 20 - 30ml, uống khi bụng đói.

2. Tỳ hư

Trị viêm đại tràng mạn bằng Y học cổ truyền - Ảnh 4.

Hoa hòe sao đen trị viêm đại tràng mạn.

Triệu chứng: Huyết ra tím đen lẫn với phân hoặc phân ra trước huyết ra sau. Sắc mặt thô lậu, tinh thần mệt mỏi, ngại nói hoặc kiêm đau bụng, lưỡi nhợt, mạch nhược.

Phép chữa: Kiện tỳ ôn trung (làm cho ấm và mạnh tỳ).

Bài thuốc:

Bài 1: Lá ngải cứu khô sao qua 20g, đất lòng bếp 40g, đậu đen sao 40g, gừng nướng 12g. Đổ 600ml nước, sắc còn 300ml. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày. Trẻ em tùy tuổi chia 3 - 5 lần uống.

Bài 2: Hà thủ ô 2kg, đậu đen 600g. Đập rập hà thủ ô để bỏ lõi, ngâm trong nước gạo 3 đêm. Đậu đen sắc kỹ lấy 2 lít nước; lấy nước đậu nấu với hà thủ ô đến cạn. Phơi hay sấy khô. Tán bột để dùng. Người lớn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 - 12g. Trẻ em, mỗi lần uống 4 - 6g.

Bài 3: Hương sa lục quân tử thang: Đảng sâm 8g, phục linh 8g, trần bì 4g, mộc hương 3g, bạch truật 8g, cam thảo 3g, bán hạ 4g, sa nhân 4g. Sắc uống. Ôn trung kiện tỳ. Trị tỳ vị hư, khí trệ, ngực bụng đầy tức, ăn uống khó tiêu.

Bài 4: Lương phụ hoàn gia vị: Riềng (rửa rượu, nướng khô) 6g, hương phụ (rửa giấm, nướng khô) 8g, hồi hương 3g, sa nhân 4g, mộc hương 2g. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 6 - 12g, uống với nước cơm và thìa nước gừng. Ôn trung tán hàn, tiêu thực chỉ tả.

Bài 5: Chỉ thực đạo trệ hoàn: Đại hoàng 20g, thần khúc 20g, hoàng cầm 12g, bạch truật 12g, chỉ thực 20g, phục linh 12g, hoàng liên 12g, trạch tả 8g. Tán bột, dùng hồ làm hoàn. Ngày uống 8 - 12g. Tiêu đạo tích trệ, thanh lợi thấp nhiệt. Trị bụng đau, đầy trướng, tiêu chảy hay táo bón, tiểu tiện vàng đỏ và ít.

3. Thể tỳ thận hư

Trị viêm đại tràng mạn bằng Y học cổ truyền - Ảnh 5.

Chỉ xác bỏ ruột chữa viêm đại tràng mạn.

Do tỳ thận hư hàn, đi tả lâu ngày thành ngũ canh tả.

Bài thuốc- Tứ thần hoàn: Phá cố chỉ 6g, nhục đậu khấu 6g, ngô thù du 3g, ngũ vị tử 3g, can khương 2g, táo đỏ 2 quả. Sắc uống. 

Tác dụng; Ôn thận ấm tỳ, cố trường chỉ tả. Trị tỳ thận hư hàn, tả lâu ngày thành ngũ canh tả, không muốn ăn uống, ăn vào không tiêu hoặc đau bụng, chi lạnh, tinh thần mệt mỏi; mạch trầm trì.

Xem thêm video đang được quan tâm:

BS. Tiểu Lan
Ý kiến của bạn