Hà Nội

Trị nhiễm khuẩn tiết niệu do đái tháo đường, cách gì?

09-09-2015 15:24 | Y học 360
google news

SKĐS - Tôi bị đái tháo đường gần 4 năm nay. Vẫn uống thuốc và điều trị bình thường theo đơn chỉ dẫn.

Tôi bị đái tháo đường gần 4 năm nay. Vẫn uống thuốc và điều trị bình thường theo đơn chỉ dẫn. Nhưng gần đây tôi thấy bị buốt khi đi tiểu, nước tiểu hơi đục. Có phải tôi bị nhiễm khuẩn tiết niệu do mắc đái tháo đường?

Lê Văn Giang (Nghệ An)

Ở những người bị đái tháo đường (ĐTĐ), nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều. Một đặc điểm nguy hiểm của căn bệnh này là triệu chứng biểu hiện rất nghèo nàn. Nó chỉ được phát hiện thông qua các biến chứng ở giai đoạn muộn và khi đó việc điều trị phức tạp hơn rất nhiều, hiệu quả hạn chế. Nhiều di chứng có thể tồn tại vĩnh viễn làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Biểu hiện chính của nhiễm khuẩn tiết niệu là đái buốt, đái dắt, đái đục, nặng hơn là đái mủ, đái máu. Người bệnh thường có cảm giác đau buốt lúc đi tiểu, đau thường nóng rát và tăng lên cuối bãi. Khi bệnh nhân thấy sốt, đau vùng hông lưng, hay đái ra mủ, đái ra máu cần phải nghĩ nhiễm khuẩn ngược dòng đến thận và phải tới ngay bệnh viện. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy nhiều bạch cầu, cấy vi khuẩn sẽ biết nguyên nhân gây bệnh.

Về mặt điều trị, phải tuân thủ nguyên tắc giải phóng thông thoáng đường tiểu, uống nhiều nước, kháng sinh hợp lý theo nguyên nhân gây bệnh. Đặc điểm cơ bản của nhiễm khuẩn tiết niệu do ĐTĐ là dễ bị mắc và hay tái phát, điều trị thường phức tạp và vì vậy khi có nhiễm khuẩn tiết niệu do ĐTĐ tuyệt đối không được lạm dụng và sử dụng bừa bãi kháng sinh, phải tuân thủ chế độ điều trị một cách hợp lý để tránh nguy cơ kháng kháng sinh và khó khăn cho điều trị khi bị tái phát.

ThS. Vĩnh Hưng

 


Ý kiến của bạn