'Trên tay' tàu Cát Linh - Hà Đông trong ngày đầu vận hành chính thức đường sắt đô thị đầu tiên

06-11-2021 10:55 | Xã hội

SKĐS - Rất nhiều người dân thủ đô tỏ ra háo hức khi được trải nghiệm toàn tuyến tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi…

Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông linh hoạt, công suất tương đương 12 tuyến xe buýtGiá vé tàu Cát Linh - Hà Đông linh hoạt, công suất tương đương 12 tuyến xe buýt

SKĐS - Do công nghệ lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam nên giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ linh hoạt, áp dụng đi dài trả tiền nhiều, đi ngắn trả tiền ít.

Sáng 6/11, ngay sau lễ bàn giao dự án từ Bộ Giao thông vận tải cho UBND TP Hà Nội quản lý, khai thác, các đoàn tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã lăn bánh chở những hành khách đầu tiên đi tàu miễn phí.

Có mặt từ 6 giờ 30 sáng tại ga Cát Linh, ông Phạm Văn Hùng (quận Tây Hồ) cho biết, năm ông 60 tuổi thì dự án bắt đầu xây dựng, sau 10 năm đến giờ 70 tuổi rồi tàu mới chạy. 

"Đây là loại hình vận tải lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam nên tôi muốn trải nghiệm sớm", ông Hùng nói và cho biết sẽ thường xuyên sử dụng tuyến tàu để đi thăm con cháu tại Hà Đông.

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 2.

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 3.

Sau một thập kỷ xây dựng, đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức được bàn giao, vận hành và đón những vị khách đầu tiên.

Theo anh Nguyễn Thành Chung (huyện Hoài Đức), khi dự án bắt đầu xây dựng năm 2010, anh đang học đại học, tới nay sau 10 năm anh đã lập gia đình và có vợ con. "Tôi rất vui khi được trải nghiệm chuyến tàu đầu tiên sau 10 năm. Từng đi tàu điện tại Thái Lan, tôi thấy tàu Cát Linh - Hà Đông chạy khá êm, độ rung lắc cũng tương tự", anh Chung bày tỏ.

Cùng tâm trạng háo hức, ông Phạm Anh Minh (quận Hà Đông) chia sẻ: "Nhà tôi ở đường Nguyễn Trãi ngay cạnh ga metro Cát Linh - Hà Đông, cơ quan ở phố Quán Thánh. Mấy năm nay đều chứng kiến tàu chạy thử. Từ giờ tôi sẽ thử đi tàu đi làm. Từ ga Cát Linh đến cơ quan tôi khoảng 3km. Nếu đi bộ túc tắc từ ga đến cơ quan cũng thay cho tập thể dục".

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 4.

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 5.

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 6.

Nhiều người chờ đợi từ sáng sớm để được trải nghiệm đi tàu đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam.

Sau khi cùng con gái trải nghiệm toàn tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông, chị Đặng Thu Hằng (quận Thanh Xuân) phấn khởi nối: "Nhà tôi ở Vũ Trọng Phụng, đi bộ vài phút là đến ga Thượng Đình. Cơ quan tôi ở gần ga Cát Linh, tuyến tàu rất tiện để tôi đi làm hàng ngày. Tàu còn có chỗ thiết kế riêng dành cho những đối tượng đặc biệt nên sẽ rất thuận tiện cho tất cả mọi người".

Như vậy, sau 10 năm thi công, nhiều lần lỡ hẹn, 6 năm chậm tiến độ và qua 5 đời bộ trưởng, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam cũng như Hà Nội chính thức đưa vào vận hành.

Để có thể lên tàu trải nghiệm, hành khách lên tầng 2 của 12 ga trên dọc tuyến, lấy thẻ từ ở quầy vé để vận hành hệ thống kiểm soát, như mở cửa kiểm soát ra vào, cửa lên tàu, khai báo thông tin điện tử.

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 7.

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 8.

Theo cảm nhận của nhiều hành khách đi tàu, tàu chạy êm, ít rung lắc.

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 9.

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 10.

Nhiều người dân ghi lại những hình ảnh kỷ niệm về loại hình vận tải công cộng mới.

Đại diện TNHH MTV đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, Trong 15 ngày khai thác đầu tiên, UBND TP Hà Nội miễn phí vé đi tàu cho hành khách để mọi người làm quen với loại hình vận tải công cộng mới mẻ tại Việt Nam.

Để đi tàu metro Cát Linh - Hà Đông, nhân viên tại các ga hướng dẫn khách mua vé tại quầy bán vé tự động. Hành khách dùng tiền mặt đưa vào khe nhận tiền và chọn ga đến, máy sẽ nhả vé bằng thẻ nhựa và tiền thừa (nếu có).

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 11.

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 12.

Sau khi tiếp nhận dự án, Hà Nội sẽ tổ chức đồng thời các tuyến xe buýt kết nối ngay với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.

Do hệ thống máy bán vé tự động của dự án chưa tích hợp mua vé bằng thẻ ngân hàng nên ban đầu chỉ bán vé theo hình thức nhận tiền mặt.

Ngoài mua vé tự động, hành khách có thể mua vé trực tiếp tại quầy bán vé tại nhà ga. Sau khi mua vé, khách dùng vé để quẹt, cổng soát vé tự động sẽ mở để khách lên ke ga đợi tàu. Tại ga xuống, khách đưa vé vào khe tại cửa thu vé để ra khỏi ga.

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 13.

Người dân trải nghiệm đi tàu Cát Linh - Hà Đông sau 10 năm chờ đợi - Ảnh 14.

Hanoi Metro chuẩn bị hơn 200.000 vé 0 đồng (thẻ từ cứng) để phát cho hành khách trải nghiệm tàu trong 15 ngày đầu vận hành. Kết thúc hành trình, hành khách trả lại vé này cho đơn vị vận hành ở cửa ra.

Sau khi kết thúc thời gian chạy thử, giá vé được TP.Hà Nội phê duyệt là 7.000/lượt (giá mở cửa), theo chặng là 8.000 - 15.000/lượt. Giá vé ngày là 30.000/ngày. Vé cũng được bán theo tháng (không định danh 200.000/người, có định danh là 100.000/người).

Những đối tượng được miễn phí đi xe buýt cũng sẽ được miễn phí khi đi tàu.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài 13,05km với 12 ga đi toàn bộ đi trên cao, điểm đầu là ga Cát Linh và điểm cuối là ga Yên Nghĩa, khu Depot tại Phú Lương, quận Hà Đông (TP Hà Nội).


Cao Tuân
Ý kiến của bạn