Trên 26 tuổi có tiêm được vaccine HPV phòng ung thư cổ tử cung không?

01-02-2023 11:00 | Vaccine

SKĐS - Việc tiêm vaccine HPV phòng ngừa các bệnh ung thư liên quan đến virus này được khuyến cáo dùng cho trẻ từ 9-26 tuổi. Vậy, với những người ở độ tuổi trên 26 có nên tiêm hay không?

Vaccine HPV giúp giảm gần 90% nguy cơ ung thư cổ tử cungVaccine HPV giúp giảm gần 90% nguy cơ ung thư cổ tử cung

SKĐS - Các bé gái được tiêm phòng virus u nhú ở người (HPV) càng sớm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung trong tương lai của họ càng thấp - theo một nghiên cứu mới ở Anh.

1. Vaccine HPV là gì?

HPV (Human Paliloma Virus) là virus gây u nhú ở người. HPV bao gồm một nhóm khoảng 200 loại virus có liên quan với nhau. Mặc dù đa số các trường hợp sẽ tự khỏi mà không gây ra các vấn đề về sức khỏe, nhưng nhiều trường hợp có thể dẫn đến các tình trạng như mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư, chủ yếu là ung thư cổ tử cung và ung thư hậu môn.

Các nhà khoa học Anh cho hay, vaccine HPV thế hệ đầu tiên giúp giảm đáng kể tỷ lệ ung thư cổ tử cung và tỷ lệ phát hiện tiền ung thư khi được tiêm cho trẻ em từ 12 - 13 tuổi. 

- Vaccine HPV thế hệ đầu tiên có tên là cervarix, có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

-Gardasil 9 là phiên bản mới nhất của vaccine HPV hiện có ở Hoa Kỳ. Loại vaccine này cần tiêm từ 2 đến 3 mũi được sử dụng cho trẻ em gái để bảo vệ chống lại lây nhiễm virus HPV và các bệnh liên quan đến HPV (ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn).

PGS.TS.Rebecca Perkins, Đại học Y Boston cho biết, vaccine HPV được phê duyệt sử dụng ở Hoa Kỳ bảo vệ chống lại 9 chủng gây ra khoảng 90% trường hợp ung thư cổ tử cung.

photo-1675241597438

Tiêm vaccine HPV là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

2. Nên tiêm vaccine HPV ở độ tuổi nào?

Vaccine HPV được khuyến nghị dùng cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn từ 9 - 26 tuổi. Tiêm vaccine HPV càng sớm càng tốt. Trẻ em nên tiêm vaccine trước 12 tuổi để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất.

Vaccine chỉ có tác dụng phòng ngừa chứ không phải điều trị. Do đó vaccine HPV sẽ kém hiệu quả hơn trong trường hợp đã tiếp xúc với virus.

Trẻ từ 9 - 14 tuổi chỉ cần 2 liều cách nhau từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, với trẻ trên 15 tuổi hoặc những người bị suy giảm miễn dịch sẽ cần tổng cộng 3 liều, được tiêm trong 6 tháng.

photo-1675241601330

Trẻ em nên tiêm vaccine HPV trước 12 tuổi để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất..

3. Người lớn trên 26 tuổi có thể tiêm vaccine HPV không?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) không khuyến nghị tiêm vaccine cho tất cả những người trên 26 tuổi. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) cũng không xác nhận việc tiêm vaccine HPV cho những người ở độ tuổi 27 - 45.

Nguyên nhân là do tính hiệu quả thấp khi tiêm vaccine ở những người trong độ tuổi sau 26. Mọi người thường tiếp xúc với virus HPV nhiều hơn một năm hoặc lâu hơn kể từ lần quan hệ tình dục đầu tiên. Điều đó có nghĩa là cơ hội phòng ngừa ung thư từ vaccine ở nhóm tuổi này là thấp.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các trường hợp đã nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm vaccine HPV, cho dù không hiệu quả đối với loại HPV hiện đã mắc, nhưng có thể được bảo vệ chống lại các chủng khác. Các chuyên gia còn khuyên dùng vaccine HPV cho bệnh nhân dưới 45 tuổi. Lưu ý, không khuyến cáo tiêm vaccine HPV cho người trên 45 tuổi do vaccine chưa được thử nghiệm ở nhóm người này.

CDC đề nghị những người trưởng thành ở độ tuổi 27 - chưa tiêm vaccine HPV trước đây nên trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm vaccine HPV.

4. Làm gì nếu bạn chưa tiêm đủ liều?

Các chuyên gia khuyên:

- Những người chưa hoàn thành các mũi tiêm vaccine HPV khi còn trẻ nên tiêm những mũi cuối cùng.

- Nếu không chắc đã tiêm bao nhiêu liều vaccine HPV, tốt nhất là nên tiêm thêm một liều vào bất kể thời gian nào.

- Nếu không nhớ chính xác lịch tiêm vaccine, vẫn nên hoàn thành số liều được khuyến nghị.

- Nếu không nhớ đã tiêm vaccine khi còn nhỏ hay không, nên tiêm lại từ đầu.

- Nếu không nhớ đã tiêm loại vaccine HPV nào, có thể tiêm loại vaccine mới nhất ngay sau đó.

Xem thêm video đang được quan tâm:

5 thói quen có hại cho sức khỏe


Ngọc Nguyễn
(Theo health)
Ý kiến của bạn