Trẻ uống nhiều kháng sinh rất dễ bị tiêu chảy

20-12-2016 08:52 |
google news

SKĐS - Khi trẻ còn nhỏ, các cơ quan của trẻ còn khá non yếu. Sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào quá nhiều hay trong một thời gian dài đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, trong đó có kháng sinh.

Vì sao trẻ uống nhiều kháng sinh dễ bị tiêu chảy?

Trong hệ tiêu hóa của trẻ tổn tại rất nhiều vi khuẩn có lợi và có hại. Mẹ cho trẻ uống kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn có hại, nhưng cũng vô tình, triệt tiêu các vi khuẩn có lợi. Trong khi đó, phần nhiều vi khuẩn có hại có khả năng kháng kháng sinh khá mạnh. Cuối cùng, tương quan giữa vi khuẩn có lợi kém hơn vi khuẩn có hại, dẫn đến những tổn thương trong hệ tiêu hóa do vi khuẩn có hại gây ra làm trẻ đau bụng, tiêu chảy.

Thuốc kháng sinh nào có thể gây tiêu chảy?

Các nhóm kháng sinh thường gây tiêu chảy đơn thuần hoặc hội chứng viêm đại tràng giả mạc là nhóm cepalosporins, clindamycin, erythromycin, penicillins, ampicillin, amoxicillin, nhóm quinolones, tetracyclines…

Ngoại trừ những trường hợp nhẹ thì tiêu chảy sau khi dùng thuốc kháng sinh nếu kéo dài có thể gây nhiều hậu quả như mất nước nặng, hạ kali máu, rối loạn thăng bằng kiềm,…

Làm sao để biết trẻ bị tiêu chảy do dùng nhiều kháng sinh?

  • Trẻ thường bị tiêu chảy trong hoặc sau quá trình dùng thuốc kháng sinh.
  • Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
  • Tiêu chảy trong loạn khuẩn ruột gây phân lỏng lẫn nhầy mũi, hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu, mũi.
  • Mỗi lần đại tiện trẻ phải rặn và do tính chất axit của phân, vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ.

Nếu tình trạng nhẹ, khi dứt thuốc, trẻ sẽ đỡ dần. Nhưng nếu trẻ sức đề kháng yêu, còi cọc, suy dinh dưỡng, tiêu chả kèm sốt, lúc này cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

Vậy khi trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh, mẹ nên làm gì?

-          Bổ sung chế độ dinh dưỡng, tăng cường Kẽm trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt, cua, sò, tôm, nấm, rau chân vịt, trái cây… giúp tái tạo và phục hồi thành ruột.

-          Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nước giải khát, đồ ăn khô.

-          Chế biến thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng cho bé dễ tiêu hóa như bột, súp cháo…

-          Bổ sung nước và chất điện giải cho bé (trên 10 lần/ngày) để tránh tình trạng mất nước.

-          Bổ sung thêm các men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn trong đường ruột, tái tạo lại môi trường trong hệ tiêu hóa, cầm tiêu chảy, phục hồi sức khỏe. Nên lựa chọn men vi sinh có chứa 2 thành phần Probiotic và Prebiotic, kèm công nghệ bào chế hiện đại nhất như công nghệ Lab2pro để men phát huy hiệu quả tối đa.

Chúc trẻ nhà bạn luôn khỏe mạnh!

Truy cập “bekhoemevui.vn” hoặc gọi 1900 1259 – 0439 960 886 để được Ths.Bs. Lê Thị Hải và các chuyên gia tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho trẻ.


Ý kiến của bạn