Tiến sĩ Li-Zi Lin, Đại học Sun Yat-sen ở Quảng Châu, Trung Quốc, và các đồng nghiệp đã kiểm tra mối tương quan của việc tiếp xúc với SHS trước khi sinh, sau khi sinh hoặc hiện tại với các triệu chứng ADHD trong một nghiên cứu cắt ngang với 48.612 trẻ em từ 6 đến 18 tuổi.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những đứa trẻ đã từng tiếp xúc hoặc luôn tiếp xúc với SHS từ khi mang thai đến thời thơ ấu có tỷ lệ mắc các triệu chứng ADHD cao hơn so với những trẻ không bị phơi nhiễm (tỷ lệ chênh lệch dao động từ 1,46 đến 2,94; 1,50 đối với từng tiếp xúc và 2,88 đối với trẻ luôn tiếp xúc).
Tỷ lệ có các triệu chứng ADHD tăng lên đối với trẻ em bị phơi nhiễm SHS khi tiếp xúc trong giai đoạn trước khi sinh, giai đoạn đầu sau sinh hoặc thời kỳ hiện tại (tỷ lệ chênh lệch lần lượt là 2,28, 1,47 và 1,20) so với trẻ không bị phơi nhiễm.
Phát hiện nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường các nỗ lực y tế cộng đồng để giảm phơi nhiễm SHS, điều này có thể làm giảm gánh nặng kinh tế và sức khỏe của những người mắc ADHD.