Nguyên nhân trẻ nôn ra máu, đi ngoài phân đen, phân máu
Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân máu.
Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa gồm:
Xuất huyết tiêu hóa trên
- Viêm, loét thực quản
- Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa Hội chứng Mallory Weiss
- Viêm dạ dày tá tràng trong ngộ độc, stress, dị ứng thức ăn, thuốc, hội chứng huyết tán urê cao
- Loét dạ dày tá tràng
- Chảy máu đường mật
- Dị vật tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa dưới
- Xuất huyết tiêu hóa do nguyên nhân tại ruột non
- U máu ruột non
- Viêm ruột hoại tử
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do các vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào niêm mạc ruột
- Lồng ruột
Xuất huyết tiêu hóa do nguyên nhân đại tràng, trực tràng
- Viêm đại tràng chảy máu, bệnh Crohn Polyp đại, trực tràng
- Viêm trực tràng, đại tràng do nhiễm khuẩn
- Viêm ruột non hoại tử ở trẻ lớn
- Viêm đại tràng do dị ứng thức ăn
- Nứt hậu môn
- Chảy máu hậu môn trực tràng
Biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa
- Nôn ra máu: Là sự xuất hiện của máu tươi hoặc máu đen trong chất nôn của bệnh nhân.
- Đi ngoài phân máu: Phân có máu nâu đen, đỏ sẫm hoặc đỏ toàn bãi.
- Đi ngoài phân đen có kèm theo nôn máu gợi ý nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên.
Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em khi nào cần đến viện thăm khám và cấp cứu?
Cha mẹ cần đưa trẻ đến viện để thăm khám khi trẻ có các triệu chứng:
- Trẻ xuất hiện tình trạng thiếu máu: hoa mắt chóng mặt, da xanh, mệt mỏi
- Trẻ ăn, uống kém hoặc không chịu ăn
- Đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua
- Vàng da vàng mắt, bụng chướng hoặc to hơn bình thường
- Khát nước nhiều
- Trẻ nôn ra máu
- Trẻ đại tiện trong phân có máu
Cha mẹ cần cho trẻ đến viện cấp cứu ngay khi trẻ có các dấu hiệu:
- Li bì, khó đánh thức.
- Kích thích, vật vã
- Thiếu máu nặng: da xanh nhiều, môi nhợt
- Nôn máu đỏ tươi hoặc máu cục
- Đi ngoài phân đen hoặc máu, mệt hơn sau mỗi lần nôn hoặc đại tiện
Phòng bệnh xuất huyết tiêu hóa cho trẻ
Cha mẹ cho trẻ đi khám khi có các biểu hiện:
- Đau bụng, nôn, ợ hơi ợ chua
- Vàng da vàng mắt
- Xuất huyết dưới da
- Da xanh
- Ăn kém
Cha mẹ nên trang bị kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị xuất huyết tiêu hoá, đặc biệt là nhận biết sớm dấu hiệu thiếu máu cũng như tình trạng chậm tăng trưởng ở trẻ để có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời.