Hà Nội

Trẻ nổi hạch có đáng lo, khi nào cần nhập viện?

30-01-2024 10:00 | Bệnh trẻ em

SKĐS - Hạch (hay còn gọi là hạch bạch huyết) có thể bị sưng nếu trẻ bị sốt, viêm họng, bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc mắc sâu răng… Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu trẻ nổi hạch với những dấu hiệu dưới đây thì nên cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Trẻ nổi hạch có đáng lo?

Hạch hay còn gọi là hạch bạch huyết hay hạch lym pho là một bộ phận của hệ bạch huyết trong cơ thể. Tổng cộng có trên 600 hạch bạch huyết trong cơ thể, một phần trong số đó nằm bên dưới bề mặt của da, một số khác lại nằm sâu trong khoang ngực, khoang bụng.

Hạch bạch huyết có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Trong dịch bạch huyết có chứa các tế bào bạch cầu và các thứ khác giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, hạch bạch huyết cũng có thể đáp ứng với hiện tượng dị ứng xảy ra trên da hoặc gần mũi, họng và tai. 

Vì vậy, hạch bạch huyết có thể bị sưng nếu trẻ bị côn trùng cắn hoặc bị sốt, trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên (bao gồm cảm lạnh và cúm), trẻ bị viêm họng nhiễm khuẩn hay trẻ bị sâu răng… Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đang hoạt động tốt trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng, do đó cha mẹ trẻ không cần phải lo lắng quá nhiều nếu thấy trẻ nổi hạch bạch huyết.

Trẻ nổi hạch có đáng lo, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

Hạch bạch huyết có thể bị sưng nếu trẻ bị sốt, bị nhiễm trùng đường hô hấp trên...

Trẻ nổi hạch như nào là bình thường, như nào là bất thường?

Trên thực tế, hạch vùng cổ của trẻ có thể sờ thấy, thậm chí ngay cả khi trẻ khỏe mạnh. Nếu hạch có kích thước nhỏ hơn 2cm, không đau, di động, không sưng nóng, có thể thấy 1 hoặc vài hạch liên tiếp nhau nhưng không dính vào nhau và trẻ không có biểu hiện gì khác thì phần lớn là hạch bình thường, có thể có một số hạch đặc biệt là ở vùng cổ, nách và bẹn.

Nếu phát hiện trẻ có hạch kèm theo một số triệu chứng khác như sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, trẻ bị sụt cân, mệt mỏi và đổ mồ hôi về đêm có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó cần được bác sĩ khám và tư vấn.

Dấu hiệu nổi hạch cần đưa trẻ đến viện khám

Cha mẹ cần cho trẻ đến viện khám khi trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ nổi hạch toàn thân.
  • Hạch có kích thước lớn hơn 25mm.
  • Hạch vẫn to và tồn tại sau điều trị.
  • Hạch sưng to lan sang các vị trí khác trên cơ thể.
  • Các hạch sưng có tính chất cứng, không đau và không di động.
  • Trẻ bị sụt cân không giải thích được hoặc trẻ bị đổ mồ hôi đêm.
  • Hạch vùng cổ sưng to gây khó thở, khó nuốt.
  • Vùng da chỗ hạch sưng đỏ.
  • Trẻ kêu đau ở vùng hạch sưng.
  • Trẻ bị đau họng.
  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi.
  • Hạch sưng to ở nhiều nơi.
  • Không có lý do giải thích cho tình trạng hạch sưng to.
Sốt, sụt cân không lý do..., cảnh báo dấu hiệu sớm của ung thư hạch bạch huyết ở trẻSốt, sụt cân không lý do..., cảnh báo dấu hiệu sớm của ung thư hạch bạch huyết ở trẻ

SKĐS - Ung thư hạch bạch huyết hay còn gọi là ung thư hạch (u lympho) là do sự tăng sinh mất kiểm soát của tế bào bạch cầu lympho. Hệ bạch huyết là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và bạch huyết, chứa các tế bào bạch cầu, giúp chống lại các tác nhân nhiễm trùng.

BS Hương Giang
Ý kiến của bạn