Trẻ nhiễm giun sán, làm sao biết?

07-07-2012 08:11 | Tin nóng y tế
google news

Con tôi được 2 tuổi. Sau khi cai sữa (18 tháng) tôi gửi cháu về quê nhờ ông bà chăm sóc, vì tôi làm công nhân nên phải đi ca. Tôi đã đón cháu lên mấy tuần nay nhưng cháu hay kêu đau bụng, buồn nôn, ngứa hậu môn. Có phải con tôi đã nhiễm giun. Xin bác sĩ cho biết biểu hiện trẻ mắc giun sán như thế nào?

(SKDS) -  Con tôi được 2 tuổi. Sau khi cai sữa (18 tháng) tôi gửi cháu về quê nhờ ông bà chăm sóc, vì tôi làm công nhân nên phải đi ca. Tôi đã đón cháu lên mấy tuần nay nhưng cháu hay kêu đau bụng, buồn nôn, ngứa hậu môn. Có phải con tôi đã nhiễm giun. Xin bác sĩ cho biết biểu hiện trẻ mắc giun sán như thế nào?

Vũ Hải Thu(Hải Phòng)

Nhiễm giun sán thường không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt... Ai cũng có thể bị nhiễm giun sán nếu chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, ăn uống kém. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất vì trẻ em tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ. Trẻ có giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to bè, chậm lớn, kém ăn hay buồn nôn, có khi nôn ra thức ăn, nôn ra cả giun. Trẻ hay đau bụng vùng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng. Cơ thể trẻ gầy còm, ốm yếu, xanh xao, thiếu máu, hay bực tức, hay quấy khóc, tính tình thay đổi, lười vận động…Trẻ khó chịu, hậu môn bị ngứa, hay gãi, nhất là vào ban đêm. Do đó, trẻ ngủ không yên, hay nghiến răng và hay đái dầm. Giun có thể chui vào ống mật làm tắc ống mật, đi vào mạch máu, qua gan, phổi...
 
 Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Trẻ bị giun chui vào phổi làm cho bị ho kéo dài, gầy gò, mệt mỏi, việc chẩn đoán bằng Xquang có thể lầm với viêm phổi. Trẻ nhiễm giun đũa thường gầy còm, chậm lớn, thỉnh thoảng kêu đau bụng, ăn không ngon miệng, ngủ không ngon, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, hay buồn nôn, nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun... Những trẻ nhiễm giun kim thì hậu môn bị ngứa, nhất là vào ban đêm nên trẻ ngủ không yên, hay nghiến răng và đái dầm. Cần lưu ý rằng rất nhiều người bị nhiễm giun sán giai đoạn đầu hoặc nhiễm ít thường không có triệu chứng. Phòng tránh giun sán bằng cách không để trẻ nằm, bò, trườn dưới đất, không để trẻ mặc quần thủng đít. Vệ sinh và cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, không đi chân đất. Con bạn đã 2 tuổi có thể dùng thuốc tẩy giun. Để chắc chắn là có nhiễm giun hay không, bạn nên cho cháu đi khám và xét nghiệm phân tìm trứng giun.  

       ThS. Thanh Lâm


Ý kiến của bạn