Tuy vậy, thời gian ngủ dài hay ngắn không phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng giấc ngủ của trẻ mà việc bé ngủ có ngon giấc hay không mới ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ.
Có thể trẻ ngủ rất nhiều nhưng ngủ ko ngon giấc hoặc có thể bị thiếu ngủ, điều này khiến trẻ ko được thoải mái đồng thời việc này khiến cơ thể trẻ tiết ra những chất hoá học gây mất cân bằng như Cortisol , progesterone... khiến trẻ cáu gắt, quấy khóc, ko tập trung, mệt mỏi. Những trẻ thường xuyên ở trong tình trạng này sẽ phát triển trí não chậm hơn so với các bé khác và dĩ nhiên là sẽ ko lanh lẹ, thông minh, hoạt bát như các bé có giấc ngủ ngon.
Dưới đây là một số thông tin về giấc ngủ của trẻ
Đối với trẻ sơ sinh: Thông thường trẻ sơ sinh ngủ liên tục trong ngày, khoãng 16-18 tiếng. Bé chỉ thức dậy khi đói và lúc bé đi tiêu tiểu mà thôi. Bé sơ sinh ngủ nhiều là vì bé vẫn chưa quen với ánh sáng bên ngoài và vẫn còn duy trì thói quen nhắm mắt giống như khi bé còn trong bụng mẹ.
Trẻ sơ sinh ngủ liên tục tục khoảng 16-18 tiếng trong ngày
Ở độ tuổi này thì việc cho bé ngủ riêng trong nôi, giường hoặc cũi sẽ giúp bé ngủ ngon hơn và việc này cũng giúp bé tránh khỏi nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp so với việc ngủ chung giường với bố mẹ. Tốt nhất là giường, nôi của trẻ nên được đặt gần giường bố mẹ để tiện quan sát và chăm sóc trẻ khi cần.
Không gian phòng ngủ của bé cũng cần sự thoáng đãng, mát mẻ, có ánh sáng dịu nhẹ và nên hạn chế tiếng ồn xung quanh trẻ. Hát ru hoặc âm nhạc nhẹ nhàng cũng giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo: Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp và học các kỹ năng đầu đời. Giấc ngủ ngon và việc ngủ đủ giấc (khoãng 10-12 tiếng) sẽ giúp trẻ tập trung, ghi nhớ và tiếp thu, xử lý tình huống nhanh hơn so với các bé thiếu ngủ.
Các nghiên cứu cho thấy rằng các bé thiếu ngủ hay có khuynh hướng cáu gắt, gây gổ với bạn bè anh em hơn và tỏ ra khó bảo, hay chống đối với nguời lớn hơn và ngược lại. Việc này kéo dài gây ảnh hưởng tới việc giao tiếp của trẻ và việc tiếp thu các bài học ở trường... Vì vậy, bố mẹ nên tạo điều kiện và giúp cho con trẻ có được giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc mỗi ngày nhé!
Trẻ trong độ tuổi tiểu học : Các bé ở độ tuổi này rất ham chơi và vui thích khám phá những điều mới lạ nên thường ngủ ít hơn và hay bỏ qua giấc ngủ trưa. Bé có thể tham gia các hoạt động thể chất rất tốt nhưng nếu ko ngủ đủ giấc thì việc phát triển trí não sẽ chậm hơn và tiếp thu bài học sẽ ko bằng các bạn khác. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng minh rằng các trẻ ngủ ngon và ngủ đủ giấc thường có khả năng đọc từ vựng nhanh hơn và có vốn từ nhiều hơn so với các trẻ khác. Do đó kỹ năng giao tiếp của các bé này cũng tốt hơn, tính tình ôn hoà lễ phép và chăm chỉ ngoan ngoãn hơn!
Chính vì vậy, bố mẹ nên linh động điều chỉnh và qui định giờ giấc ngủ trưa, tối cho phù hợp với trẻ để đảm bảo việc bé được ngủ ngon và đủ giấc mỗi ngày.
Bé ngủ ít, ngủ không ngon giấc về đêm thì bạn cần lưu ý có thể ban ngày bé ngủ quá nhiều hoặc bé đói, đại tiểu tiện nên tỉnh giấc hoặc có thể do bé bị thiếu vi chất dinh dưỡng nhất là vitamin D, canxi, kẽm, magie cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mặc dù bé bú mẹ hoàn toàn nhưng thiếu vitamin D hay gặp ở lứa tuổi này vì hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ rất thấp không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ.
Thông thường để bé ngủ ngon giấc thì cần có thời gian biểu ăn, ngủ, thức nền nếp để tạo thói quen tốt cho bé. Bạn nên cho bé ngủ sớm, đặt vào giường khi bé buồn ngủ để bé tự đi vào giấc ngủ. Phòng ngủ phải thoáng khí, sạch sẽ, yên tĩnh, ánh sáng êm dịu, không quá lạnh hoặc nóng bức. Khi ngủ không nên cho bé mặc nhiều quần áo. Không quấn chặt hoặc đắp chăn kín làm bé khó ngủ. Hằng ngày cho bé tắm nắng mặt trời.