Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

12-11-2024 05:59 | Bệnh trẻ em

SKĐS - Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

Dấu hiệu khi bị thiếu máuDấu hiệu khi bị thiếu máu

SKĐS - Thiếu máu là một hội chứng thường gặp, là tình trạng lưu lượng hồng cầu thấp hơn so với tiêu chuẩn thông thường. Bệnh thiếu máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim, rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây thiếu máu, thiếu sắt

Có nhiều nguyên nhân thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ gồm:

  • Do chế độ ăn uống: Nếu mẹ thiếu chất dinh dưỡng, không có thực phẩm giàu chất sắt, uống nhiều sữa bò mỗi ngày sẽ làm giảm hấp thu chất sắt trong thực phẩm.
  • Do những bệnh lý gây giảm hấp thu sắt: Bệnh viêm ruột (viêm hồi tràng - hỗng tràng, viêm ruột tự miễn...); Viêm dạ dày do Helicobacter pylori…
  • Tăng nhu cầu sắt: Trẻ em, trẻ sinh non, một số bệnh lý mạn tính, hóa trị liệu…
  • Mất máu: Kèm theo các nguyên nhân gây chảy máu từ đường tiêu hóa, tiết niệu…
  • Nguyên nhân khác: Phẫu thuật, chấn thương; Sử dụng thuốc chống viêm không steroid kéo dài.
  • Thường gặp nhất ở trẻ em là nhiễm ký sinh trùng (giun sán).

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

  • Trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ mà trong quá trình mang thai, đặc biệt những tháng cuối thai kỳ không được cung cấp đủ sắt.
  • Trẻ sinh non, đặc biệt là trẻ sinh càng non thì khả năng trẻ thiếu sắt càng nhiều. Tiếp theo là các trẻ sinh đôi.
  • Trẻ ăn bột nhiều và kéo dài (trong bột có acid phytic và các phosphat gây giảm hấp thu sắt).
  • Chế độ ăn: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nhưng trong chế độ ăn không có những thực phẩm có chứa chất sắt.
  • Trẻ có những bệnh lý nền đường tiêu hóa, ví dụ như kém hấp thu, những bệnh lý tiêu chảy kéo dài hoặc bệnh lý dị ứng, viêm dạ dày ruột do helicobacter pylori, những trẻ suy dinh dưỡng nặng, nhiễm giun móc... là những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt.
  • Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì cũng là những đối tượng nguy cơ tăng khả năng trẻ thiếu máu, thiếu sắt.
  • Trẻ được bổ sung sắt nhưng không đủ liều cũng có thể thiếu máu, thiếu sắt.
Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?- Ảnh 2.

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ

Khi thiếu máu, thiếu sắt trẻ sẽ có biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đây là dấu hiệu nổi bật nhất.

Các biểu hiện kèm theo tùy mức độ nặng của bệnh. Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ít hoạt động, nhanh mệt khi vận động; kém ăn, ăn không ngon miệng; chậm phát triển thể chất; rối loạn tiêu hoá; giảm chức năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ ở lứa tuổi đi học thường có biểu hiện học kém do không tập trung.

Ngoài ra, có thể teo niêm mạc và mất gai lưỡi làm trẻ khó nuốt, móng bẹt, dễ gãy, móng tay móng chân nhợt nhạt, có khía và tim đập nhanh.

Phòng thiếu máu, thiếu sắt như thế nào?

  • Để phòng thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ, cần:
  • Nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời.
  • Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin.
  • Duy trì chế độ ăn đa dạng thực phẩm cho trẻ, sử dụng thực phẩm giàu sắt như: thịt màu đỏ, thịt lợn nạc, thịt bò, cá ngừ, gan, tiết, các loại đậu, đỗ hoặc rau xanh như rau dền, rau ngót... và vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt. Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ dễ hấp thu hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật.
  • Chú ý các loại đậu, đỗ khi chế biến cho trẻ ăn phải bỏ vỏ, vì vỏ các loại đậu đỗ có chất gây ức chế hấp thu sắt. 
  • Tẩy giun định kỳ hàng năm cho trẻ trên 12 tháng tuổi.
Cách phòng và điều trị thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ emCách phòng và điều trị thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em

SKĐS - Thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến, nhất là ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. Tình trạng này sẽ khiến trẻ chậm phát triển tâm thần vận động và gây suy giảm miễn dịch.

BS. Phạm Văn Hiệu
Ý kiến của bạn