Trẻ mắc viêm phế quản phổi khi trời nồm ẩm, trị thế nào?

08-02-2023 14:00 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Thời tiết những ngày đầu Xuân luôn thất thường, khí hậu nóng ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh lý bùng phát ở trẻ, trong đó có viêm phế quản phổi…

Trời nồm ẩm trẻ dễ viêm họng, cách trị và phòng ngừaTrời nồm ẩm trẻ dễ viêm họng, cách trị và phòng ngừa

SKĐS - Sau Tết Nguyên đán, thời tiết miền Bắc đã bắt đầu bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Viêm họng là bệnh lý thường gặp.

1. Tại sao trời nồm ẩm, trẻ dễ mắc viêm phế quản?

Trời nồm ẩm là hiện tượng đọng sương trên các bề mặt cứng như tường, nền nhà, đồ vật… gây ra, do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa thời tiết khô và rét kéo dài ở đất liền, kết hợp với gió ẩm từ biển thổi vào. Độ ẩm không khí tăng cao là cơ hội cho sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, virus…

Ngoài ra, thời tiết này cũng khiến hệ miễn dịch, nhất là ở trẻ nhỏ, dễ bị suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công, làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản phổi ở trẻ.

Một số thống kê cho thấy, tình trạng viêm phế quản phổi vô cùng phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 85% tổng số các bệnh về hô hấp ở trẻ dưới 2 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ dưới 5 tuổi.

Trẻ mắc viêm phế quản phổi khi trời nồm ẩm: Đâu là cách trị? - Ảnh 2.

Trời nồm ẩm là cơ hội cho sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, virus…

Viêm phế quản phổi được hình thành chủ yếu do sự xâm nhập của:

- Các loại virus: Cúm A, B, á cúm, COVID, RSV, Adeno...,

- Vi khuẩn: như Proteus, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Pseudomonas, Haemophilus, Staphylococcus aureus

2. Triệu chứng viêm phế quản phổi

Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà người bị viêm phế quản phổi sẽ có những triệu chứng khác nhau. Theo đó, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Ho nhiều, ho dai dẳng, có thể ho ra máu hoặc có dịch nhầy.
  • Cảm thấy buồn nôn và có hiện tượng ói mửa.
  • Sốt.
  • Khó thở, thở gấp.
  • Đau tức ngực, đặc biệt là khi ho hoặc thở sâu.
  • Đổ mồ hôi.
  • Cảm thấy ớn lạnh, rùng mình.
  • Đau cơ, mệt mỏi, uể oải, không có năng lực cho những hoạt động thường ngày.
  • Mất vị giác, không cảm thấy ngon miệng khi ăn.
  • Đau đầu, chóng mặt.
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ dính của đờm như acetylcystein, bromhexin, carbocystein... Tuy nhiên hiệu quả của những loại thuốc này ở trẻ em khá hạn chế.

3. Đâu là cách trị?

3.1. Liệu pháp kháng sinh

Hơn 90% viêm phế quản phổi là do virus, vì vậy trong nhiều trường hợp không cần điều trị kháng sinh.

Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ điểm nhiễm trùng do vi khuẩn như tổng trạng xấu, sốt kéo dài, khạc đờm xanh, đờm vàng, hoặc đờm mủ, hoặc những trường hợp viêm phế quản cấp ở người có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch...

3.2. Thuốc hạ sốt

Có hai loại thuốc hạ sốt thường dùng là acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Với ibuprofen chỉ dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao (từ 38,5 độ C trở lên). Với những trẻ có bệnh lý về tim, phổi, thần kinh... cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt.

Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em, người bị hen, người bị loét dạ dày- tá tràng...

3.3. Thuốc ho

Ho là một phản xạ có lợi để tống đờm, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi ho nhiều dẫn đến nôn ói, mất ngủ… Nên cho trẻ uống nhiều nước, giúp cải thiện việc ho, khạc đờm. Có thể dùng thêm các thuốc long đờm trong trường hợp có đờm đặc, hoặc khó khạc đờm.

Lưu ý, không nên dùng thuốc giảm ho, do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, do vậy làm chậm sự phục hồi của bệnh nhân.

3.4. Sổ mũi, nghẹt mũi

Không dùng các thuốc kháng histamine và các thuốc chống sung huyết mũi để làm thông khô mũi vì nguy cơ tác dụng phụ rất cao.

Việc vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý được khuyến khích. Không cần khí dung nước muối hoặc thuốc giãn phế quản nếu trẻ không có biểu hiện khò khè, hoặc khò khè nhưng không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.

3.5. Thuốc làm loãng đờm

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ dính của đờm như acetylcystein, bromhexin, carbocystein... Tuy nhiên hiệu quả của những loại thuốc này ở trẻ em khá hạn chế. Thuốc chỉ phát huy tác dụng khi trẻ được uống đủ nước. Trong khi đó bản than nước đã làm loãng đờm rất tốt, vì vậy khuyến khích trẻ uống nhiều nước là một biện pháp hỗ trợ điều trị quan trọng.

3.6. Khí dung thuốc giãn phế quản

Có thể dùng khí dung thuốc giãn phế quản, tuy nhiên chỉ khí dung nếu tình trạng khò khè của trẻ có sự cải thiện phần nào sau khí dung. Do đó, cần thiết khí dung tại cơ sở y tế và bác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả của thuốc.

Không nên sử dụng các loại thuốc giãn phế quản đường uống vì hiệu quả thấp mà lại có tác dụng phụ như: Run tay, hồi hộp, đánh trống ngực, đỏ mặt...

Trẻ mắc viêm phế quản phổi khi trời nồm ẩm: Đâu là cách trị? - Ảnh 4.

Có thể dùng thuốc giãn phế quản khí dung cho trẻ.

4. Phòng tránh mắc viêm phế quản phổi khi nồm ẩm

Để tránh trẻ mắc viêm phế quản phổi trong những ngày trời nồm ẩm nên thực hiện:

- Dùng điều hòa hai chiều, máy hút ẩm, máy sưởi để làm bớt ẩm...

- Cần hạn chế mở cửa trong điều kiện trời nồm ẩm, vì càng mở cửa, gió càng lùa vào mang theo hơi nước khiến nhà thêm ẩm ướt. Theo đó, chỉ nên mở cửa vài giờ (không mở vào lúc sáng sớm và buổi tối để tránh bị nhiễm lạnh), cho không khí mới vào rồi đóng cửa lại và dùng máy hút ẩm.

- Thường xuyên giữ quần áo khô ráo. Quần áo ẩm ướt là cơ hội thuận lợi cho các loại nấm mốc ký sinh phát triển mạnh, gây các bệnh về da và hô hấp. Nên dùng các loại máy sấy quần áo, tủ sấy quần áo.

- Vệ sinh đồ dùng hằng ngày. Với những đồ dùng mà trẻ thường sử dụng, cần làm vệ sinh thường xuyên, phơi, khăn mặt.

- Kiểm tra xem trẻ có bị vã mồ hôi lưng hay lạnh không để điều chỉnh mặc quần áo cho thích hợp.

- Nếu người lớn trong nhà có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi... cần hạn chế tiếp xúc với trẻ và cũng cần chữa trị sớm để không lây sang cho trẻ.

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các chất kích thích, hóa chất gây hại. Đồng thời, nên hạn chế tiếp xúc với khói bụi dù ở trong hay ngoài nhà.

- Duy trì thói quen mang khẩu trang khi không ở trong nhà và cả những nơi đông người. Đặc biệt, đối với những vùng bị ô nhiễm không khí.

- Tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh.

- Cho trẻ vận động thường xuyên.

- Luôn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe răng miệng và vùng cổ họng.

- Nếu trẻ đang bị nhiễm trùng tai, mũi, họng hoặc các bệnh răng hàm mặt, bị suy giảm miễn dịch thì cần phải tích cực hơn để điều trị các bệnh lý này, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

- Tiêm các loại vaccine phòng cúm, vaccine phế cầu.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cực nguy hiểm nếu cho trẻ ăn mặn.

BS. Nguyễn Văn Hùng
Ý kiến của bạn