Hà Nội

Trẻ mắc bệnh truyền nhiễm tăng, chuyên gia y tế khuyến cáo gì?

23-05-2023 08:54 | Y tế
google news

Trong bối cảnh dịch bệnh truyền nhiễm như virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm, adenovirus, tay chân miệng, sốt xuất huyết gia tăng cùng song hành với COVID-19, trẻ nhỏ với hệ miễn dịch yếu thường là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Do đó việc tăng cường miễn dịch cho trẻ để bảo vệ cơ thể là rất quan trọng, đặc biệt những năm đầu đời…  

Trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm gia tăng 

Thời tiết thất thường nóng lạnh thất thường của miền Bắc, nóng nắng cao độ của miền Trung, cùng đó tại phía Nam bước vào mùa mưa đã khiến cho không ít trẻ em mắc các bệnh truyền nhiễm như virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm, tay chân miệng, thuỷ đậu, sốt xuất huyết gia tăng.  

Tại Bệnh viện Nhi TW từ đầu năm đến hết tháng 3/2023, đã ghi nhận hơn 1.000 bệnh nhi mắc RSV. PGS.TS Lê Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi TW cho biết do hệ thống miễn dịch của trẻ em chưa được hoàn chỉnh, virus hợp bào hô hấp có ái lực với đường hô hấp trên mạnh nên trẻ em là đối tượng dễ mắc virus này nhất.  

Trẻ mắc bệnh truyền nhiễm tăng, chuyên gia y tế khuyến cáo gì? - Ảnh 1.

Hệ thống miễn dịch của trẻ em chưa được hoàn chỉnh, virus hợp bào hô hấp có ái lực với đường hô hấp trên mạnh nên trẻ em là đối tượng dễ mắc virus này nhất.

Cùng đó, số ca mắc thuỷ đậu, tay chân miệng trong những tháng đầu năm 2023 trên địa bàn Hà Nội cũng tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2022. Tại BV Nhi đồng 1 – TP HCM, số trẻ đến khám vì mắc tay chân miệng, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản tăng cao hơn so với cùng kỳ. Theo những số liệu tổng hợp, điều đáng quan ngại nhất là mỗi ngày trên cả nước vẫn ghi nhận trên, dưới 2.000 ca COVID-19 mới, trong số này có không ít trẻ nhỏ. Các chuyên gia cho hay, mặc dù trẻ em mắc bệnh COVID-19 ít hơn so với người lớn, nhưng hậu COVID-19 có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, kể cả những trẻ mà trước đó mắc COVID-19 mà không có triệu chứng.  

Trẻ mắc bệnh truyền nhiễm tăng, chuyên gia y tế khuyến cáo gì? - Ảnh 2.

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi TW phát biểu tại hội thảo

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi TW, ngoài các dịch bệnh khác vẫn là mối nguy cơ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như virus hợp bào hô hấp , cúm, adenovirus, tay chân miệng… những ngày qua, thông tin dịch COVID-19 tăng trở lại trên cả nước, khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Tại Bệnh viện Nhi TW, số khám ca COVID-19 hàng chục bệnh nhân/ngày, số ca nặng nằm viện hiện khoảng 20-25 bệnh nhân.  

Bé Minh Đăng (31 tháng ở Hà Nội) được mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi TW thăm khám vì bé sốt 2-3 ngày nay, cứ hết 4-5 tiếng sau khi dung thuốc hạ sốt, cặp nhiệt độ lại lên đến 39-40 độ, cùng đó bé ho, khò khè, mũi xanh. 

Chị Hải Minh, mẹ của Đăng rất  sốt ruột khi thấy tần suất ốm của con trai cưng liên tục. Chị nói: "Con ốm, bố mẹ vừa thương con, vừa áp lực. Chăm mãi mới 'nhỉnh' được tý cân nặng thì 2 lần ốm trong 1 tháng đã khiến bé giảm hơn. Chỉ mong con qua đốt này, đề kháng tốt hơn sẽ ít ốm đau". 

Chia sẻ tại Hội thảo khoa học nâng cao kiến thức kỹ năng truyền thông về dinh dưỡng miễn dịch trẻ em vừa diễn ra tại Bệnh viện Nhi TW, PGS.TS Trần Minh Điển nhấn mạnh: Trong bối cảnh như hiện nay việc tăng cường miễn dịch hay bù đắp thiếu hụt miễn dịch cho trẻ giai đoạn đầu đời là vô cùng quan trọng để góp phần hạn chế ảnh hưởng của các loại dịch bệnh.  

Cách nào để bổ sung hàng rào miễn dịch cho trẻ? 

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ môn Nhi- Đại học Y Hà Nội: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt như: protein, mô và cơ quan. Nhờ vậy, cơ thể có khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm. 

Trẻ mắc bệnh truyền nhiễm tăng, chuyên gia y tế khuyến cáo gì? - Ảnh 3.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: "Giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" là giai đoạn trẻ em nào cũng gặp và cần phải vượt qua, giai đoạn này thiếu hụt miễn dịch dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh rất cao

Tìm hiểu rõ hơn về hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết: Hệ miễn dịch ở trẻ được hình thành từ rất sớm (giai đoạn bào thai), phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu đời và thường được hoàn thiện tương đương người lớn khi trẻ khoảng 5-6 tuổi. Giai đoạn trước 6 tháng, trẻ nhận kháng thể từ mẹ truyền sang trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ (đặc biệt là sữa non) lúc mới sinh, nên trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh và thường ít mắc bệnh. Giai đoạn từ 6 tháng -36 tháng tuổi, khi miễn dịch từ mẹ truyền sang đã giảm dần, trong khi cơ thể chưa tự sinh ra được đủ kháng thể nên hệ miễn dịch của trẻ rất yếu và luôn có nguy cơ nhiễm bệnh, giai đoạn này kéo dài tới 36 tháng hoặc hơn nữa, giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn khoảng trống miễn dịch đặc trưng là sự thiếu hụt miễn dịch, đặc biệt là thiếu kháng thể. Do vậy, khả năng bảo vệ cơ thể lúc này thường kém nhất, và trẻ rất dễ mắc bệnh. 

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý nhấn mạnh: Các chuyên gia y tế thường nhắc đến giai đoạn 6-36 tháng tuổi là giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" - giai đoạn trẻ có sự thiếu hụt miễn dịch lớn, trong khi giai đoạn này trùng với thời điểm trẻ làm quen với nhiều yếu mới từ môi trường như tập ăn dặm, tập bò, tập đi, đi lớp ... dẫn đến tiếp xúc nhiều với yếu tố gây bệnh, và hậu quả là tỷ lệ trẻ mắc bệnh trong nhóm tuổi này rất cao. Như vậy, giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" có thể gặp ở hầu hết trẻ nhỏ, và trẻ em nào cũng cần phải vượt qua giai đoạn này để trở nên khỏe mạnh hơn ở tuổi đến trường.  

Khẳng định miễn dịch khỏe sẽ góp phần giảm sự tấn công của bệnh tật, virus, vi khuẩn, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý nêu rõ: Để phòng ngừa bệnh tật, cần đảm bảo cho trẻ một hệ miễn dịch khoẻ mạnh thông qua chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, từ đó tăng cường kháng thể, nâng cao sức khỏe trong giai đoạn khoảng trống này miễn dịch này. 

Đồng quan điểm về việc cần tăng cường miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn "khoảng trống miễn dịch", TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Nhi TW khi chia sẻ về "dinh dưỡng miễn dịch và hiệu quả của sữa non trong tăng cường miễn dịch giai đoạn khoảng trống miễn dịch ở trẻ" đã khẳng định: Dinh dưỡng miễn dịch là sự bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt có hoạt tính miễn dịch nhằm điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể để tạo ra khả năng đáp ứng miễn dịch tốt nhất chống lại bệnh tật  

Trẻ mắc bệnh truyền nhiễm tăng, chuyên gia y tế khuyến cáo gì? - Ảnh 4.

"Bổ sung kháng thể IgG từ sữa non nên xem xét là giải pháp tự nhiên để bù đắp lượng kháng thể bị thiếu hụt ở trẻ nhỏ"- TS. Lưu Mỹ Thục giải đáp các thắc mắc cho khách mời tại hội thảo

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ không mạnh như người lớn, vì vậy bú mẹ và tiêm phòng đầy đủ là những khuyến cáo chuẩn để giúp cải thiện miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi bệnh nặng. Cùng với đó các hỗ trợ miễn dịch thụ động bằng dinh dưỡng đường uống được nghiên cứu cho thấy hiệu quả giúp bù đắp các thiếu hụt́ miễn dịch trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch. "Nhiều chất dinh dưỡng có khả năng điều chỉnh hệ miễn dịch. Can thiệp bằng dinh dưỡng để giúp điều hòa và tăng cường hệ miễn dịch được gọi là dinh dưỡng miễn dịch, trong đó bổ sung kháng thể IgG từ sữa non nên xem xét là một giải pháp tự nhiên phù hợp để hỗ trợ miễn dịch ở trẻ nhỏ"- TS Lưu Thị Mỹ Thục nói. 

Chuyên gia nhấn mạnh kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp, trung hòa  độc tố vi khuẩn tại toàn bộ đường tiêu hóa, cũng như có các hoạt tính sinh học khác giúp ức chế tình trạng viêm tại ruột, thúc đẩy tái tạo lớp màng nhầy, phục hồi tổn thương mô, có vai trò đặc biệt trong việc phòng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ em. 

VitaDairy với kinh nghiệm hơn 18 năm nghiên cứu dinh dưỡng và thành công trong việc ứng dụng sữa non - đặc biệt là sữa non ColosIgG 24h, được nhập khẩu độc quyền từ Mỹ với chất lượng hàng đầu thế giới và các sản phẩm dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch, mang lại hệ miễn dịch khỏe. Các sản phẩm bổ sung kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non ColosIgG 24h với hàm lượng chuẩn khoa học và kết hợp nhiều dưỡng chất giúp trẻ có miễn dịch khỏe, phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp, đặc biệt là trong giai đoạn "thiếu hụt miễn dịch đầu đời" giúp trẻ bù đắp lượng kháng thể bị thiếu hụt và có nền tảng miễn dịch khỏe phát triển toàn diện từ bên trong.



Hoàng Hoàng
Ý kiến của bạn