Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ho về đêm không sốt
• Viêm mũi dị ứng
Trẻ có cơ địa dị ứng dễ bị ho khan, kèm ngứa mũi, hắt hơi và chảy mũi trong. Ho thường xảy ra nhiều vào ban đêm hoặc sáng sớm, khi trẻ nằm trong phòng kín, dùng điều hòa lạnh hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi chăn ga, lông thú, nấm mốc.
• Hen suyễn (hen phế quản)
Hen là bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường thở. Trẻ có thể ho khan từng cơn về đêm, kèm khò khè, tức ngực và khó thở. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho tái diễn, đặc biệt ở trẻ có tiền sử dị ứng hoặc người thân từng bị hen.
• Viêm xoang hoặc viêm VA mạn
Dịch tiết từ xoang hoặc VA có thể chảy ngược xuống họng, kích thích gây ho về đêm. Triệu chứng kèm theo thường là chảy mũi sau, khò khè và ho kéo dài, đặc biệt nặng hơn vào nửa đêm.
• Trào ngược dạ dày, thực quản
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiện tượng trào ngược sau bú rất thường gặp, nhất là khi trẻ nằm ngay sau khi bú. Dịch axit từ dạ dày trào lên họng gây kích ứng, dẫn đến ho, khò khè, nghẹt mũi về đêm và có thể làm tăng nguy cơ viêm hô hấp tái phát.
• Không khí khô, lạnh hoặc bụi trong phòng ngủ
Không khí lạnh hoặc bụi mịn trong môi trường kín (như phòng điều hòa) khiến niêm mạc hô hấp bị khô, dễ kích ứng gây ho khan, đặc biệt khi trẻ nằm ngủ.

Trẻ ho về đêm không sốt khi nào cần đưa đi khám?
Trẻ sơ sinh ho nhiều về đêm không sốt kèm theo các dấu hiệu cha mẹ cần cho đi khám ngay:
• Ho kéo dài hơn 2 tuần hoặc ngày càng nặng.
• Thở nhanh, khó thở: >60 lần/phút (trẻ <2 tháng), ≥50 lần/phút (2–12 tháng); kèm rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở rít, tím tái.
• Khò khè kéo dài, ho có đờm đặc, nôn trớ ra đờm xanh hoặc vàng.
• Bú kém hoặc bỏ bú: Trẻ mệt, tiểu ít, khô môi do mất nước.
• Sụt cân, nôn trớ nhiều, lờ đờ, mệt mỏi.
• Không cải thiện sau khi đã chăm sóc tại nhà.
• Trẻ có tiền sử hen, dị ứng, hoặc gia đình có người mắc các bệnh này.
Với trẻ nhỏ ho nhiều về đêm không sốt, kèm ho khan hoặc ho có đờm, sổ mũi, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc hiệu quả tại nhà.
Cách xử lý tại nhà khi trẻ ho về đêm không sốt
Cho trẻ nằm ở phòng ngủ thông thoáng
Cho trẻ nằm trong phòng ngủ thông thoáng, thường xuyên dọn dẹp, giặt giũ chăn gối.
Giữ độ ẩm trong phòng 60-65% và môi trường sống trong lành, hạn chế tác nhân gây dị ứng để giảm ho về đêm cho trẻ.
Vệ sinh mũi, họng với nước muối sinh lý ấm
Trẻ ho đêm kèm nghẹt mũi, cha mẹ nên vệ sinh mũi sạch sẽ thông thoáng cho trẻ bị ho đờm kèm, sổ mũi. Hút rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm giúp làm sạch dịch nhầy và thở dễ hơn, nhất là trước khi trẻ đi ngủ để giảm ho, giảm nghẹt mũi về đêm.
Giữ ấm mũi họng
Cách xử lý trẻ ho về đêm là tránh gió lạnh điều hòa thổi trực tiếp vào mặt. Mặc đủ ấm hoặc thoa tinh dầu tràm, khuynh diệp để giữ ấm tay chân, cổ ngực cho trẻ.
Cha mẹ có thể giảm ho đêm cho trẻ bằng cách cho uống siro ho cảm có chứa các thảo dược có tính ấm như: gừng, quất, húng chanh pha nước ấm. Cách này được nhiều mẹ áp dụng cho trẻ dịu cổ họng, giảm ho và ngủ ngon hơn.
Điều chỉnh tư thế ngủ
Trẻ chảy nước mũi trong, dịch mũi chảy xuống họng, ho đêm và nôn trớ. Cho trẻ nằm đầu cao nhẹ bằng gối mỏng sẽ giảm trào ngược và đờm ứ, hạn chế dịch mũi chảy ngược xuống họng, giảm ho có đờm, nghẹt mũi, trẻ dễ ngủ hơn.
Ăn đủ chất, không ăn quá no trước giờ đi ngủ
Trong sữa mẹ chứa kháng thể IgA giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên và loãng đờm cho trẻ. Trẻ trên 6 tháng tuổi cho uống nước ấm, giúp làm loãng đờm, bổ sung vitamin C từ rau củ quả.
Tuy nhiên, không để con ăn quá no, quá nhiều sát giờ ngủ. Tốt nhất, chỉ cho con uống thêm sữa hoặc bú vừa đủ cách giờ đi ngủ ít nhất một tiếng.
Không tự ý sử dụng thuốc
Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp nhạy cảm, khi bị ho nhiều về đêm không sốt, khò khè, sổ mũi cần thận trọng khi cho trẻ sử dụng thuốc.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng thuốc ho long đờm không kê đơn có thể gây tác dụng phụ và chưa được chứng minh hiệu quả trong nhóm tuổi này.

Siro hỗ trợ giảm ho, đờm, sổ mũi cho trẻ
Với trẻ ho về đêm kèm đờm, sổ mũi, mẹ có thể lựa chọn siro ho cảm thảo dược cho con uống chứa thành phần hoạt chất hỗ trợ giảm triệu chứng, bổ phế, nhuận phổi, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng như: quất, gừng, húng chanh, mạch môn...
Một trong những sản phẩm được nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ho cảm Ích Nhi hỗ trợ giải cảm, hỗ trợ giảm ho và tiêu đờm cho trẻ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ho cảm Ích Nhi chứa các dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO (tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của WHO): quất (tắc), cát cánh… Cha mẹ có thể pha siro ho cảm với nước ấm cho trẻ uống từng chút một để hỗ trợ cải thiện triệu chứng khi ho có đờm, sổ mũi.
Ho về đêm không sốt thường do nhiễm trùng hô hấp do virus, dị ứng hoặc trào ngược. Tuy nhiên, phụ huynh cần theo dõi kỹ các dấu hiệu để chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách và khi cần thiết đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị phù hợp.
TPBVSK Siro ho cảm Ích Nhi sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế Thế giới: quất (Nam Định), cát cánh (Lào Cai).... có tác dụng hỗ trợ giải cảm, hỗ trợ giảm ho và tiêu đờm cho trẻ.
TPBVSK Siro Ho Cảm Ích Nhi - Sản phẩm trong dòng ho cảm thảo dược, hai lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022 và 2024 (Vietnam Value).
Thông tin sản phẩm tại: ichnhi.vn
Tư vấn khách hàng: 1800.64.68.45
Số GPQC số 429/2021/XNQC-ATTP. Bộ Y tế cấp ngày 18/2/2021.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nam Dược