Trẻ gặp nguy hiểm vì... xe tập đi

22-12-2008 11:02 | Đời sống

Hiện nay, hầu hết gia đình ở thành phố có con nhỏ trong độ tuổi chập chững đều trang bị một chiếc xe tập đi với mong muốn trẻ chóng biết đi, đồng thời nó lại như một chiếc cũi nhốt trẻ để người lớn làm việc khác.

Hiện nay, hầu hết gia đình ở thành phố có con nhỏ trong độ tuổi chập chững đều trang bị một chiếc xe tập đi với mong muốn trẻ chóng biết đi, đồng thời nó lại như một chiếc cũi nhốt trẻ để người lớn làm việc khác.

Tuy nhiên, theo BS Minh Hương, Giám đốc Trung tâm tư vấn sức khoẻ Minh Hương (Ba Đình, Hà Nội) thì xe tập đi (loại xe lục lăng 6 bánh) không những khiến trẻ gặp nguy iểm mà còn khiến trẻ chậm biết đi hơn.  

Bươu đầu, gẫy tay

Chị Nguyễn Thị Lan (Giảng Võ, Hà Nội) có cậu con trai hơn 10 tháng tuổi. Nghe bạn bè mách, chị Lan mua cho cậu con chiếc xe (loại 6 bánh) với giá 250.000đ, rồi thả con vào trong xe để cho bé tập đi.
 
Từ ngày con có xe, chị Lan thấy làm được nhiều việc hơn trước. Vì chỉ việc quẳng con vào xe với vài món đồ chơi treo lơ lửng trước mặt, chị có thể làm mọi việc từ nấu cơm đến giặt giũ quần áo (những việc mà trước đây chỉ khi con trai ngủ, chị Lan mới tranh thủ làm được), mặc kệ cậu con trai tha thẩn hết xó nhà này đến xó nhà khác.
 
xetapdi.jpg
Xe tập đi gây nhiều cản trở cho trẻ. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
 
Tuy nhiên, một lần đang phơi quần áo ngoài sân, chị Lan giật mình khi thấy cậu con cùng chiếc xe lao vèo từ trong nhà và "hạ cánh" ngay sát chân chị. Tiếng khóc lặng của con trai khiến chị càng cuống quýt, không biết phải gỡ bé ra như thế nào để thoát ra khỏi đám dây rợ lằng nhằng của xe. Rất may, nền nhà không quá cao so với sân, nên con chị chỉ bị sưng u một cục bằng quả nhót trên đầu. Đến viện, bác sĩ cho biết cháu bị tụ máu dưới da đầu, chỉ vài ngày sẽ tự khỏi. Nhưng từ đó, gia đình chị Lan cũng quẳng ngay xe vào kho, không dám cho con trai tập đi nữa.

Tương tự, vì bận bán hàng nên chị Trần Thị Kim Hoa (Cầu Đất, Hải Phòng) đã sử dụng xe tập đi với tác dụng như chiếc cũi di động cho con gái ngay từ khi bé mới được 7 tháng tuổi. Vì nhà chật và cũng để tránh trường hợp bé tự lọ mọ đi lại giữa các phòng trong lúc bận bán hàng, nên chị dùng một chiếc dây một đầu buộc vào chân giường, một đầu buộc vào xe tập đi để khoanh vùng vui chơi của bé.
 
Tuy nhiên, một lần bé ăn bị trớ ra xe, chồng chị Hoa đem vào nhà vệ sinh lau rửa xe rồi trả về vị trí cũ nhưng lại quên buộc dây. Hậu quả là bé đã lao từ trong nhà ra ngoài ngõ khi thoáng thấy bóng mẹ bên ngoài, khiến bé gẫy tay trái, tím bầm chân trái. Từ đó, hễ nhìn thấy xe tập đi là bé khóc thét lên, nhất định không chịu để mẹ cho vào xe.

Chậm biết đi hơn
 
Giải thích về hiện tượng trẻ hay gặp tai nạn khi sử dụng xe tập đi, TS. Lê Thanh Hải, Phó Viện trưởng Viện Nhi TW cho rằng, do xe tập đi trên thị trường hiện nay có độ an toàn thấp, rất bon nên chỉ cần đẩy nhẹ là có thể bon bon từ đầu nhà đến cuối nhà khiến trẻ không kiểm soát được tốc độ. Nhà chật, nhiều bậc thềm lên xuống cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ngã.
 
Đa số trẻ bị tai nạn do xe tập đi được cấp cứu ở Bệnh viện Nhi TW đều bị ngã do xe lao nhanh từ trong nhà xuống bậc thềm ra ngoài sân. Đồng thời, chính việc di chuyển nhanh chóng mà không cần cố gắng sẽ càng khiến trẻ phụ thuộc vào xe và lười tập đi hơn.

Ngoài ra, với trẻ dưới 12 tháng, hệ xương của trẻ rất mềm yếu. Vì vậy, nếu trẻ đứng lâu trong xe tập đi có thể gây biến dạng xương thành chân vòng kiềng.

Đồng quan điểm, BS Minh Hương, Giám đốc Trung tâm tư vấn sức khoẻ Minh Hương (Ba Đình, Hà Nội) cũng cho rằng, sở dĩ trẻ chậm biết đi hơn khi dùng xe tập đi cũng chính bởi lý do xe tập đi rất trơn, lăn nhanh nên trẻ chỉ cần đẩy nhẹ chân cũng có thể khiến xe bon bon chạy.
 
Vì vậy, trẻ thường không đặt cả bàn chân xuống đất mà chỉ đi bằng 5 đầu ngón chân. Thói quen này sẽ theo trẻ ngay cả khi bỏ xe ra. Chính vì đi men bằng 5 đầu ngón chân nên trẻ sẽ không tự giữ được thăng bằng như những trẻ tập đi bình thường và tất nhiên sẽ chậm biết đi hơn trẻ không dùng xe.

Theo BS Minh Hương, xe tập đi bằng gỗ được sản xuất tại Việt Nam có thể hỗ trợ trẻ biết đi nhanh hơn, nhưng lại thường bị các bà mẹ trẻ bỏ qua. Dụng cụ này có nhược điểm là luôn phải có người lớn đi kèm nhưng sẽ hạn chế được tối đa việc trẻ bị bươu đầu mẻ trán vì ngồi xe tập đi.
Theo Mai Thúy
gdvaxh.gif

Ý kiến của bạn