Nghiên cứu cho thấy vắc xin hiệu quả ở thanh thiếu niên
Theo báo cáo Pfizer và BioNTech đã thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 2.260 trẻ từ 12 đến 15 tuổi cho thấy vắc-xin an toàn và hiệu quả và tạo ra phản ứng kháng thể mạnh mẽ ở nhóm tuổi này. Nghiên cứu này sử dụng cùng một chế độ tiêm hai mũi đang được sử dụng ở người lớn. Tác dụng phụ của vắc-xin tương tự như những gì đã thấy ở nhóm tuổi lớn hơn này.
Vắc xin Pfizer-BioNTech hiện được chấp thuận ở Hoa Kỳ để sử dụng cho những người từ 16 tuổi trở lên. Đây là độ tuổi được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng ban đầu của vắc-xin.
Thanh thiếu niên được tiêm vắc-xin đã tạo ra phản ứng kháng thể mạnh mẽ, tương tự như những gì đã thấy trong các thử nghiệm trước đó ở những người từ 16 đến 25 tuổi.
Các công ty dược phẩm cũng đang hướng tới việc nghiên cứu vắc-xin cho trẻ dưới 12 tuổi. Nghiên cứu nhi khoa của của Công ty Pfizer đang tuyển trẻ từ 6 tháng đến 11 tuổi. Moderna đang trong quá trình thử nghiệm dành cho trẻ vị thành niên và đang tuyển trẻ từ 6 tháng đến 11 tuổi cho một nghiên cứu khác. Johnson và Johnson gần đây đã mở rộng thử nghiệm vắc-xin của mình bao gồm cả thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.
Nếu vắc-xin COVID-19 được triển khai tiêm chủng cho trẻ em thì đây là một tin đáng mừng. Chúng ta sẽ tiến gần hơn một bước đến việc tiêm phòng cho phần còn lại của dân số để tiến đến khả năng miễn dịch cộng đồng.
Vắc-xin COVID-19 sẽ được tiêm phòng cho trẻ em và thanh thiếu niên trong thời gian sắp tới.
Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ em
Mặc dù trẻ em và thanh thiếu niên ít có khả năng phải nhập viện hoặc tử vong do COVID-19, nhưng nguy cơ của chúng không phải là không.
“Nhóm tuổi này vẫn có nguy cơ phát triển các triệu chứng lâu dài sau khi nhiễm coronavirus, chẳng hạn như mệt mỏi, đau đầu và các vấn đề về tim, có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng”, Tiến sĩ Christina Mezzone, bác sĩ nhi khoa của Nuvance Health cho biết.
Bà nói thêm: Trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể phát triển hội chứng viêm đa hệ thống ngay cả sau khi mắc các trường hợp không triệu chứng của COVID-19. Tình trạng viêm này có thể ảnh hưởng đến tim, phổi, thận, não, da, mắt và các cơ quan tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, việc không thể đến trường trực tiếp, đi chơi với bạn bè, chơi thể thao tập thể hoặc tham gia các hoạt động khác đã có những ảnh hưởng ít trực tiếp hơn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Nếu vắc-xin Pfizer-BioNTech được phê duyệt cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi thì các hoạt động cho nhóm tuổi này có thể trở lại bình thường, và trẻ em sẽ có nhiều khả năng có một năm học bình thường vào năm học tới.
Tiêm phòng cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng được coi là chìa khóa để tăng khả năng miễn dịch của dân số chống lại vi rút corona và giảm số ca nhập viện và tử vong do COVID-19.
Trẻ em có thể lây lan vi rút sang người khác, do đó những người lớn chưa tiêm vắc- xin vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Việc tiêm chủng cho trẻ em sống trong các ngôi nhà nhiều thế hệ có thể bảo vệ người lớn trong hộ gia đình đó, đặc biệt là những người không được tiêm chủng hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Số lượng người được tiêm chủng càng lớn thì khả năng bảo vệ cho cộng đồng càng lớn. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người được tiêm phòng ít có khả năng truyền vi rút cho người khác hơn, mặc dù các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu điều này.
Chúng ta càng tiêm phòng và bảo vệ dân số chống lại coronavirus, thì chúng ta càng có nhiều khả năng vượt qua đại dịch nhanh hơn.
Tiêm phòng vắc-xin COVID cho trẻ em được xem là chìa khóa để tăng miễn dịch cộng đồng.
Triển khai vắc xin cho trẻ em, có ảnh hưởng đạo đức tiêm chủng?
Với việc phần lớn thế giới đang gặp khó khăn trong việc tiêm chủng cho nhóm dân số có nguy cơ cao, việc mở rộng khả năng tiếp cận vắc-xin Pfizer-BioNTech cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ - những người có nguy cơ mắc bệnh nặng thấp - đã đặt ra một số câu hỏi.
“Việc FDA sắp cấp phép vắc-xin cho trẻ 12-15 tuổi là một tin tuyệt vời và thanh thiếu niên sẽ có thể tiếp cận vắc-xin. Nhưng trước mắt, chúng ta cũng phải vật lộn với đạo đức tiêm chủng cho trẻ vị thành niên trước những người trưởng thành có nguy cơ cao ở các quốc gia khác”, Natalie Dean, Phó giáo sư thống kê sinh học tại Đại học Florida cho biết.
Để đẩy lùi dịch COVID, điều quan trọng là phải tiêm phòng cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, những nỗ lực này có thể đồng thời thực hiện cùng với việc tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên.