Hà Nội

Trẻ đau xương do tăng trưởng – cách nhận biết và khắc phục

23-12-2022 09:55 | Bệnh trẻ em
google news

SKĐS - Chứng đau xương tăng trưởng ở trẻ thường xảy ra từ 5 tuổi đến 8 tuổi. Trẻ thường đau tập trung ở đùi, gối hoặc bắp chân. Đau đột ngột khi ngủ dậy, không liên quan đến chấn thương.

Tình trạng đau này là do quá trình trẻ phát triển nhanh sẽ làm cho phần gánh vác của chân nặng lên và đầu xương chi dưới bị xung huyết.

Nguyên nhân đau xương tăng trưởng

Do trẻ có sự phát triển nhanh hơn so với lứa tuổi khiến cho hệ cơ và xương không phát triển cùng nhịp. Theo thống kê, có khoảng 40% trẻ em trong quá trình phát triển đều mắc phải chứng đau tăng trưởng, chứng bệnh này thường bắt đầu từ khi trẻ được 3 tuổi và có khi kéo dài đến hết tuổi dậy thì, rõ nhất trong giai đoạn trẻ từ 3 đến 5 tuổi và từ 8 đến 12 tuổi.

Đau tăng trưởng ở trẻ là tình trạng đau chi tái phát và tự giới hạn, các cơn đau thường diễn ra thường xuyên và nhiều hơn về ban đêm khiến cho bản thân đứa trẻ và cha mẹ không thể lý giải hay biết được nguyên nhân gây đau là gì.

Đau tăng trưởng ở trẻ là tình trạng đau chi tái phát và tự giới hạn. Ảnh minh hoạ

Đau tăng trưởng ở trẻ là tình trạng đau chi tái phát và tự giới hạn. Ảnh minh hoạ

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra chứng đau cơ tăng trưởng ở trẻ một cách rõ ràng. Đau tăng trưởng không trùng hợp với giai đoạn phát triển mạnh của trẻ và nó cũng không có sự liên quan tới các vị trí tăng trưởng.

Đau tăng trưởng xuất hiện ở giai đoạn phát triển chiều cao, xương phát triển theo chiều dài khiến các cơ cũng phải có sự thay đổi theo sự phát triển đó của xương. Vị trí đau là ở phần cơ, không phải trong xương. Cảm giác đau chỉ kéo dài vài phút, không kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Đau tăng trưởng cũng không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Đây là dấu hiệu bình thường cho là trẻ đang tăng trưởng rõ rệt.

Các biểu hiện này không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của trẻ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau kèm theo những dấu hiệu bất thường như: đau nặng, khó vận động, chuột rút, sốt cao thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được thăm khám và xác định nguyên nhân cụ thể.

Biểu hiện khi bị đau xương do tăng trưởng

Trẻ bị đau nhức tăng trưởng sẽ có biểu hiện:

  • Đau mặt trước của đùi, đau sau gối, đau bắp chân, cơn đau xảy ra ở các cơ, thường đau vào buổi tối...
  • Đau chân hoặc đi kèm với đau nhức mỏi tay, đau bụng.
  • Cơn đau có cảm giác không rõ ràng, không tìm được vị trí đau, thường là ở mặt sau bắp chân, mặt trước đùi hoặc mặt sau của gối.
  • Cơn đau tăng trưởng thường đến đột ngột, hay xảy ra vào ban đêm nên có thể khiến trẻ thức giấc, khóc.
  • Cơn đau diễn ra theo đợt và không có triệu chứng cụ thể.

Chẩn đoán đau xương tăng trưởng bằng cách nào?

Tiêu chuẩn để xác định trẻ bị đau tăng trưởng bao gồm các yếu tố sau:

  • Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm, khiến trẻ bị thức giấc.
  • Đau không liên quan đến cơ hoặc khớp.
  • Cơn đau diễn ra theo đợt liên tục và càng đau nhiều nếu ban ngày trẻ hoạt động nhiều.
Mặc dù không phải bệnh lý gì nghiêm trọng nhưng chứng đau tăng trưởng ở trẻ vẫn khiến cha mẹ lo lắng.

Mặc dù không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng chứng đau tăng trưởng ở trẻ vẫn khiến cha mẹ lo lắng.

Lời khuyên của bác sĩ

Mặc dù không phải bệnh lý gì nghiêm trọng nhưng chứng đau tăng trưởng ở trẻ vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Thay vì nghi ngờ trẻ như kiểu giả vờ thì bạn hãy:

  • Luôn ở bên cạnh, chăm sóc và giúp trẻ cảm thấy yên tâm hơn.
  • Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển rất nhanh của hệ xương.
  • Tăng cường canxi bằng cách uống, chọn các thực phẩm nhất là hải sản, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá kho nhừ ăn cả xương, trứng, đậu, rau lá xanh đậm… cho trẻ ăn giai đoạn này.
  • Bổ sung vitaamin D, canxi, các khoáng chất magie, kẽm, đồng, mangan, silic, boron, và chondroitin, acid folic, DHA giúp hấp thu chuyển hóa canxi vào tận xương giúp con cao lớn, hạn chế tác dụng phụ của Canxi (tạo sỏi, nóng nhiệt…) và thoát khỏi những cơn nhức đau xương khó chịu.
  • Chườm ấm, massage khi dau
  • Cho trẻ hoạt động vừa phải, luyện tập các bài tập giúp căng cơ.
  • Theo dõi cơn đau thường xuyên.
  • Hạn chế để trẻ nô đùa quá sức.

Xem thêm video được quan tâm

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung mà bạn cần biết |SKĐS


Bs. Nguyễn Văn Thái
Ý kiến của bạn