Trẻ còi xương vì “cớm nắng” – nỗi lo lớn sau dịp Đông Xuân

22-02-2017 10:01 |
google news

SKĐS - Cớm nắng – phát triển kém do thiếu ánh nắng mặt trời tưởng chỉ xảy ra với cây cối. Thế nhưng , hóa ra trẻ cũng dễ bị “cớm nắng” dẫn đến bệnh lý còi xương.

Bé H., con chị V.A (Đống Đa, Hà Nội) đã 8 tháng tuổi nhưng vẫn hay tái diễn màn khóc kéo dài, đặc biệt là về đêm. Cứ tưởng trước đó con khóc dạ đề do tăng nhu động ruột thường xảy ra với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên vợ chồng chị chỉ cố chăm con, thậm chí là bế bé trong đêm để mong qua giai đoạn vất vả. Thế nhưng, khi con đến 8 tháng tuổi mà vẫn khóc dạ đề thì gia đình chị V.A buộc phải nghĩ đến nguy cơ bé Hương bị mắc bệnh lý khác. Đưa bé  đi khám, chị V.A mới biết hóa ra bé có dấu hiệu bị còi xương do “cớm nắng”

“Tôi thắc mắc  rằng bé sinh tháng 6, ngay đầu mùa hè thì làm sao mà bé bị “cớm nắng” được? Nhưng nghe giải thích thì tôi mới biết lỗi là do mình. Trong 1-2 tháng đầu, tôi chủ yếu cho trẻ ở trong phòng kín do quan niệm kiêng cữ mà gia đình 2 bên đặt ra. Rồi sau đó khi bé quấy nhiều, chăm bé cũng mệt nên mình cũng ngại ra ngoài, ở lỳ trong nhà tranh thủ nghỉ trong những lúc bé ngủ cho đến tận khi mình hết chế độ thai sản. Thế là bé mới bị “cớm nắng” dẫn đến còi xương”, chị V.A chia sẻ.

Bé D., 14 tháng tuổi, con chị H. (Hà Nội) lại mắc bệnh lý còi xương do cùng nguyên nhân: bị “cớm nắng”.

“Con sinh ra vào đầu mùa Đông, trời lạnh nên mình chủ yếu giữ bé trong nhà, vừa tránh rét, vừa kiêng cữ trong những tháng đầu. Mình cũng không dám cho bé bổ sung gì mà chỉ cho bé uống sữa mẹ. Việc uống các vi chất của mình cũng không đầy đủ. Thấy cháu cứ hay ốm, quấy suốt nhưng mình chủ quan nghĩ là do cháu còn bé nên quấy thôi. Đến giờ đi khám thì mới biết bé bị còi xương sớm”, chị H. sụt sùi chia sẻ.

Theo PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nhi, Đại học Y dược TPHCM, trong những tháng đầu đời, trẻ đã có nguy cơ mắc bệnh lý còi xương là do hấp thụ không đủ calci. Về lý thuyết thì calci có thể được cung cấp qua sữa mẹ hoặc các sữa uống công thức cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thế nhưng calci không thể được hấp thụ đủ nếu cơ thể trẻ thiếu vitamin D.

“Vitamin D được tổng hợp khi da tiếp xúc với  ánh nắng nhẹ. Tuy nhiên, do một số tập tục nên nhiều bà mẹ ở lì với con trong phòng kín trong suốt 1-2 tháng đầu sau sinh. Rồi ở khu vực thành thị hiện có nhiều nhà cao tầng che ánh nắng nhẹ nên ảnh hưởng đến việc tổng hợp vitamin D. Ngoài ra, do đặc điểm thời tiết của 1 số mùa và 1 số vùng miền nên trẻ cũng ít có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng trong giai đoạn này”.

PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn cũng lưu ý cha mẹ cần nắm được những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh lý còi xương sau đây:

-       Em bé hay ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm

-       Em bé hay quấy khóc về đêm, khóc dài (dân gian hay gọi là khóc dạ đề)

-       Em bé hay nấc cụt và nôn trớ

-       Em bé từ 6-9 tháng tuổi mà thóp đầu phía trước có hõm, sờ thấy diện tích rộng.

-       Đầu xương cổ tay hơi gồ lên (đây là dấu hiệu cho thấy còi xương đã trầm trọng).

“Thường thì khoảng sau 4 tháng, muộn thì khoảng 6 tháng là thóp đầu phía trước của trẻ đã khép tương đối. Nhưng nếu sau khoảng thời gian này mà thóp đầu bé khi sờ vẫn còn thấy hõm, diện tích rộng thì cha mẹ nên nghĩ đến nguy cơ bé mắc bệnh lý còi xương”, PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn cho hay.

Với các trẻ có dấu hiệu mắc bệnh lý còi xương sau 6 tháng tuổi (đến 36 tháng tuổi), cha mẹ có thể cho bé sử dụng Pre VipTeen 2.

Ở lứa tuổi này, trẻ cần được vừa ngừa còi xương, vừa tăng sức đề kháng để phòng ngừa ốm vặt như cảm, ho, sổ mũi… Chính vì vậy, các chất bổ sung bên cạnh calci, vitamin D và MK7 trong Pre VipTeen 2 là sữa non, ImmuneGamma…

Pre VipTeen 2 có thể sử dụng hàng ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất hoặc dùng từng đợt từ 3-6 tháng

Xem Video tại đây:


Tô Đức Nhật
Ý kiến của bạn